MẸO GIAO TIẾP TỐT VỚI TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ

Giao tiếp với trẻ em và trẻ sơ sinh là điều rất cần thiết để cải thiện mối quan hệ và giúp trẻ phát triển. Bạn có thể thực hiện này thông qua việc lắng nghe và nói chuyện theo cách khiến trẻ cảm thấy mình quan trọng và có giá trị.

daydreaming distracted girl in class

MẸO GIAO TIẾP TỐT VỚI TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ

Những điểm chính

  • Giao tiếp với trẻ em và trẻ sơ sinh là điều rất cần thiết để cải thiện mối quan hệ và giúp trẻ phát triển.

  • Giao tiếp tốt liên quan đến việc lắng nghe và nói chuyện theo cách khiến trẻ cảm thấy mình quan trọng và có giá trị.

  • Giao tiếp tốt với trẻ em giúp chúng phát triển các kỹ năng giao tiếp với người khác.

Giao tiếp với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: tại sao lại quan trọng

Ngay từ khi mới sinh ra, sự giao tiếp ấm áp, nhẹ nhàng và nhạy bén sẽ giúp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cảm thấy an toàn và yên tâm trong thế giới của chúng. Điều này đồng thời cũng xây dựng và củng cố mối quan hệ giữa trẻ em với cha mẹ hay người chăm sóc của chúng.

Để trưởng thành và phát triển các kỹ năng, trẻ em cần sự an toàn và các mối quan hệ bền vững, vì vậy giao tiếp tốt với trẻ em là điều cần thiết cho sự phát triển.

Giao tiếp tốt với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: là gì?

Giao tiếp tốt là:

  • dành cho em bé hoặc con của bạn sự chú ý hoàn toàn của bạn khi cả 2 đang giao tiếp với nhau

  • khuyến khích con bạn nói chuyện với bạn về những gì chúng đang cảm thấy và suy nghĩ

  • lắng nghe và phản hồi một cách nhạy cảm với tất cả mọi thứ – không chỉ những điều tốt đẹp hay tin tốt, mà còn cả sự tức giận, bối rối, buồn bã và sợ hãi

  • tập trung vào ngôn ngữ cơ thể và giọng điệu cũng như từ ngữ để bạn có thể thực sự hiểu những gì con trẻ đang cố gắng diễn đạt

  • sử dụng ngôn ngữ cơ thể của chính bạn để thể hiện rằng bạn quan tâm đến những gì con bạn muốn chia sẻ với mình

  • tính đến những gì con bạn có thể hiểu và chúng có thể chú ý trong bao lâu.

Bạn có thể phát triển và cải thiện khả năng giao tiếp tốt từ khi mới sinh bằng cách nói chuyện thật nhiều với trẻ sơ sinh, có những khoảng ngắt quãng như thể bạn đang trò chuyện. Khi bé bắt đầu làm ồn và bập bẹ, hãy bập bẹ lại, chờ xem bạn có nhận được phản hồi hay không.

Phát triển kỹ năng giao tiếp tốt với con trẻ: lời khuyên

Khi bạn nỗ lực phát triển khả năng giao tiếp tốt với con mình, điều đó sẽ giúp con trẻ phát triển các kỹ năng giao tiếp với bạn và những người khác. Nó cũng xây dựng mối quan hệ của bạn, bởi vì nó gửi đi thông điệp rằng bạn coi trọng suy nghĩ và cảm xúc của con mình.

Đây là một số ý tưởng:

  • Dành thời gian để nói chuyện và lắng nghe nhau. Bữa ăn gia đình có thể là thời điểm tuyệt vời để làm điều này.

  • Tắt điện thoại, máy tính và tivi khi bạn và con bạn đang giao tiếp. Điều này cho thấy rằng bạn hoàn toàn tập trung vào sự tương tác hoặc cuộc trò chuyện với trẻ.

  • Nói về những điều gặp phải khi bạn trải qua một ngày của mình. Nếu bạn và con bạn đã quen với việc giao tiếp nhiều, điều đó có thể giúp bạn nói chuyện dễ dàng hơn khi nảy sinh những vấn đề lớn hoặc phức tạp.

  • Hãy cởi mở để nói về tất cả các cảm xúc, bao gồm tức giận, vui vẻ, thất vọng, sợ hãi và lo lắng. Điều này giúp con bạn phát triển “từ vựng về cảm xúc”. Nhưng tốt nhất là đợi cho đến khi bạn bình tĩnh lại trước những cảm xúc mạnh mẽ như tức giận trước khi nói về chúng.

  • Hiểu rõ những gì ngôn ngữ cơ thể của con trẻ đang nói với bạn và cố gắng trả lời các thông điệp không lời. Ví dụ: 'Chiều nay con rất im lặng. Có chuyện gì xảy ra ở trường à?”

  • Cho con trẻ tham gia vào các cuộc trò chuyện – điều này có thể đơn giản như hỏi, 'Con nghĩ gì về điều đó?'

Hãy sẵn sàng dừng những gì bạn đang làm và lắng nghe con trẻ. Thường thì bạn không thể dự đoán trước khi nào con trẻ sẽ bắt đầu nói về điều gì đó quan trọng với bản thân chúng.

Lắng nghe tích cực: lời khuyên

Lắng nghe tích cực là chìa khóa để giao tiếp tốt và rất tốt cho mối quan hệ của bạn với con mình. Đó là bởi vì lắng nghe tích cực cho con bạn thấy rằng bạn đang quan tâm và để ý đến chúng. Nó cũng có thể giúp bạn tìm hiểu và hiểu thêm về những gì đang diễn ra trong cuộc sống của con trẻ.

Sau đây là cách để lắng nghe tích cực:

  • Sử dụng ngôn ngữ cơ thể của bạn để cho thấy bạn đang lắng nghe. Ví dụ, đối mặt với con trẻ và giao tiếp bằng mắt. Nếu con bạn thích nói chuyện trong khi thực hiện các hoạt động, bạn có thể cho thấy bạn đang lắng nghe bằng cách quay sang nhìn con và tiến lại gần chúng.

  • Quan sát nét mặt và ngôn ngữ cơ thể của con bạn. Lắng nghe không chỉ là nghe các từ ngữ mà còn là cố gắng hiểu những gì đằng sau những câu nói đó.

  • Lắng nghe rõ ràng những gì con bạn đang nói với bạn và thể hiện sự quan tâm của bạn bằng cách nói những câu như  'Kể cho mẹ nghe thêm về ...', 'Thật vậy sao!' và 'Tiếp tục ...'.

  • Thỉnh thoảng lặp lại hoặc diễn đạt lại những gì con trẻ đã nói. Điều này cho con biết rằng bạn đang lắng nghe và giúp bạn kiểm tra kỹ hơn xem con bạn đang nói gì.

  • Cố gắng không xen vào, cắt lời con trẻ khi chưa nói hết câu – ngay cả khi con bạn nói điều gì đó lạ hoặc gặp khó khăn trong việc tìm từ.

  • Đừng vội vàng giải quyết các vấn đề của trẻ. Con bạn có thể chỉ muốn bạn lắng nghe và cảm thấy rằng cảm xúc và quan điểm của chúng là quan trọng.

  • Nhắc con bạn nói cho bạn biết chúng cảm thấy thế nào bằng cách mô tả những gì bạn nghĩ chúng đang cảm thấy - ví dụ: 'Có vẻ như con cảm thấy bị bỏ rơi khi Hùng muốn chơi với những đứa trẻ khác vào bữa trưa'. Hãy nói ra điều này và yêu cầu con bạn kể rõ hơn câu chuyện.

Khi bạn chỉ cho con mình cách trở thành một người biết lắng nghe, bạn cũng giúp con trẻ phát triển kỹ năng lắng nghe của mình.

Khuyến khích con bạn lắng nghe: lời khuyên

Trẻ em thường cần một số sự trợ giúp để học cách lắng nghe, cũng như một số lời nhắc nhở nhẹ nhàng về việc để người khác nói. Dưới đây là một số ý tưởng giúp rèn luyện kỹ năng lắng nghe của con bạn:

  • Trở thành một hình mẫu tốt. Con bạn học cách giao tiếp bằng cách quan sát bạn hàng ngày. Khi bạn nói chuyện với con mình (và những người khác) với một thái độ tôn trọng, điều này mang đến một thông điệp mạnh mẽ về giao tiếp tích cực với con trẻ.

  • Hãy để trẻ nói xong rồi mới trả lời. Điều này cho thấy một ví dụ tốt về việc lắng nghe cho con trẻ.

  • Sử dụng ngôn ngữ và từ ngữ mà con bạn sẽ hiểu. Con bạn có thể khó tiếp tục chú ý nếu chúng không hiểu những gì bạn đang nói.

  • Đưa ra những hướng dẫn và yêu cầu đơn giản, rõ ràng phù hợp với độ tuổi và khả năng của con trẻ.

  • Nếu bạn cần đưa ra phản hồi mang tính xây dựng, hãy đồng thời đưa ra một số thông điệp tích cực. Con trẻ có nhiều khả năng lắng nghe lời khen ngợi hơn là những câu chỉ trích hoặc đổ lỗi. Ví dụ: ‘Con thường rất giỏi trong việc nhớ đặt hộp chén đũa của mình vào máy rửa chén. Con có thể nhớ việc này vào ngày mai không?

 

 
Có thể bạn quan tâm?
TÁO BÓN Ở TRẺ NHỎ

TÁO BÓN Ở TRẺ NHỎ

Táo bón xảy ra khi phân tích tụ trong ruột và khó đẩy ra ngoài. Trẻ em có thể bị táo bón nếu chúng nhịn đại tiện hoặc không ăn đủ chất xơ. Ngăn ngừa táo bón bằng chế độ ăn nhiều chất xơ và đi vệ sinh thường xuyên.
administrator
SỮA MẸ CUNG CẤP QUÁ MỨC VÀ TÌNH TRẠNG CĂNG SỮA

SỮA MẸ CUNG CẤP QUÁ MỨC VÀ TÌNH TRẠNG CĂNG SỮA

Căng sữa có thể gây ra khó chịu cho người mẹ đang cho con bú. Sau đây hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và các cách giải quyết tình trạng này nhé.
administrator
ĐỌC SÁCH CÙNG BÉ TỪ SƠ SINH

ĐỌC SÁCH CÙNG BÉ TỪ SƠ SINH

Bắt đầu đọc cho bé nghe từ sớm – từ khi mới sinh nếu bạn thích. Đọc và kể chuyện giúp trẻ học về âm thanh, từ ngữ và ngôn ngữ. Đọc chậm cho bé nghe. Chỉ ra các từ và hình ảnh. Thay đổi giọng điệu khi bạn đọc.
administrator
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ TỪ 8 - 9 THÁNG TUỔI

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ TỪ 8 - 9 THÁNG TUỔI

administrator
TẮM CHO TRẺ SƠ SINH

TẮM CHO TRẺ SƠ SINH

Trước khi tắm cho trẻ sơ sinh, hãy đảm bảo mọi thứ bạn cần đều nằm trong tầm với. Trẻ sơ sinh chỉ cần tắm 2-3 lần một tuần. Vệ sinh phần đầu và chân của trẻ vào những ngày khác.
administrator
QUÁ KHÍCH: TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ EM

QUÁ KHÍCH: TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ EM

Trẻ sơ sinh và trẻ em có thể bị kích thích quá mức khi ở xung quanh quá nhiều tiếng ồn hoặc các hoạt động. Trẻ sơ sinh và trẻ em bị kích thích quá mức có thể quấy khóc hoặc cáu kỉnh. Trẻ mới biết đi có thể nổi cơn giận dữ. Giúp trẻ đối phó với sự kích thích quá mức bằng cách giảm tiếng ồn và hoạt động hoặc thiết lập một hoạt động yên tĩnh. Trẻ sơ sinh và trẻ em cần sự kết hợp giữa sự kích thích và thời gian yên tĩnh.
administrator
CHẤT ĐỘC GIA DỤNG: GIỮ AN TOÀN CHO TRẺ EM

CHẤT ĐỘC GIA DỤNG: GIỮ AN TOÀN CHO TRẺ EM

Chất độc gia dụng bao gồm thuốc, sản phẩm tẩy rửa và hóa chất. Chất độc gia dụng có thể ở trong nhà bếp, phòng tắm, phòng giặt, phòng ngủ, khu vực sinh hoạt của gia đình, nhà để xe hoặc nhà kho của bạn. Cất giữ các chất độc gia dụng ngoài tầm với và tầm nhìn của trẻ, cất trên tủ cao có khóa chống trẻ em.
administrator
HƯỚNG DẪN CỤ THỂ SỬ DỤNG THUỐC CHO TRẺ EM

HƯỚNG DẪN CỤ THỂ SỬ DỤNG THUỐC CHO TRẺ EM

Các loại thuốc sẽ được bào chế đặc biệt để dành cho cơ thể trẻ. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn về những loại thuốc phù hợp với con bạn và luôn kiểm tra hướng dẫn về liều lượng trước khi cho con bạn dùng thuốc.
administrator