PHẪU THUẬT CẮT MÍ MẮT

Phẫu thuật cắt mí mắt có thể mang lại cho bạn một đôi mắt đẹp cũng như sự tự tin, thoải mái. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phẫu thuật cắt mí mắt nhé

daydreaming distracted girl in class

PHẪU THUẬT CẮT MÍ MẮT

Tổng quan

Cắt mí mắt là một thủ thuật giúp loại bỏ phần da thừa ở mí mắt. Theo thời gian, mí mắt sẽ căng ra và các cơ nâng đỡ xung quanh sẽ yếu đi. Kết quả là da và mỡ thừa có thể tập trung ở trên và dưới mí mắt của bạn. Điều này có thể khiến lông mày bị chảy xệ, mi trên bị xệ và xuất hiện bọng dưới mắt.

Bên cạnh sự lão hóa, vùng da quanh mắt bị chảy xệ nghiêm trọng có thể làm giảm thị lực (tầm nhìn ngoại vi), đặc biệt là phần trên và bên ngoài của vùng thị giác. Thủ thuật cắt mí mắt có thể làm giảm hoặc giải quyết hoàn toàn những vấn đề về thị lực này. Phẫu thuật cũng có thể làm cho đôi mắt của bạn trông trẻ trung và tươi tắn hơn.

Hãy tìm hiểu về cách phẫu thuật cắt mí mắt được thực hiện và lợi ích cũng như rủi ro của thủ thuật này.

Tại sao cần thực hiện

Cắt mí mắt có thể là một lựa chọn cho:

  • Mí mắt trên rộng ra hoặc xệ xuống

  • Da thừa của mí mắt trên cản trở một phần tầm nhìn

  • Da thừa ở mí mắt dưới

  • Bọng nằm ở dưới mắt bạn

Thủ thuật cắt mí mắt có thể được thực hiện cùng lúc với một thủ thuật khác, chẳng hạn như nâng chân mày, căng da mặt hoặc tái tạo bề mặt da.

Việc bảo hiểm chi trả có thể phụ thuộc vào phẫu thuật có giải quyết được tình trạng gây hại cho thị lực hay không. Phẫu thuật chỉ để cải thiện ngoại hình có lẽ sẽ không được bảo hiểm chi trả.

Rủi ro

Tất cả các phẫu thuật đều có rủi ro, bao gồm với phản ứng với thuốc mê và cục máu đông. Bên cạnh đó, những rủi ro hiếm gặp của phẫu thuật cắt mí mắt bao gồm:

  • Nhiễm trùng và chảy máu

  • Khô, kích ứng mắt

  • Khó nhắm mắt hoặc các vấn đề về mí mắt khác

  • Sẹo

  • Tổn thương cơ mắt

  • Thay đổi màu da

  • Nhìn mờ tạm thời hoặc hiếm khi là mất thị lực

  • Sự cần thiết của các phẫu thuật cuộc phẫu thuật tiếp theo

Bạn cần chuẩn bị những gì?

Trước khi đặt lịch phẫu thuật, bạn sẽ gặp một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Họ có thể bao gồm bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, bác sĩ chuyên khoa mắt (bác sĩ nhãn khoa) hoặc bác sĩ nhãn khoa chuyên về phẫu thuật tạo hình quanh mắt (bác sĩ phẫu thuật mắt). Bác sĩ sẽ xem xét về:

  • Tiền sử bệnh của bạn. Bác sĩ sẽ hỏi về các cuộc phẫu thuật mà bạn có thực hiện trước đó. Nhà cung cấp dịch vụ cũng có thể hỏi về các tình trạng trong quá khứ hoặc hiện tại chẳng hạn như khô mắt, tăng nhãn áp, dị ứng, các vấn đề về tuần hoàn, các vấn đề về tuyến giáp và bệnh tiểu đường. Bác sĩ cũng sẽ hỏi về việc bạn sử dụng thuốc, vitamin, thảo dược bổ sung, rượu, thuốc lá và ma túy.

  • Mục tiêu của bạn. Một cuộc trò chuyện về những gì bạn muốn từ cuộc phẫu thuật sẽ giúp tạo tiền đề cho một kết quả tốt hơn. Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sẽ thảo luận với bạn xem liệu thủ thuật có đem lại hiệu quả tốt cho bạn hay không.

Trước khi phẫu thuật cắt mí mắt, bạn có thể sẽ được khám sức khỏe và thực hiện những điều sau đây:

  • Khám mắt toàn bộ. Điều này có thể bao gồm kiểm tra việc sản xuất nước mắt và đo các bộ phận của mí mắt.

  • Kiểm tra thị lực. Điều này là để xem liệu có điểm mù ở tầm nhìn của bạn hay không. Điều này là cần thiết để yêu cầu bảo hiểm chi trả.

  • Xét nghiệm hình ảnh mí mắt. Các xét nghiệm hình ảnh từ các góc độ khác nhau giúp lên kế hoạch phẫu thuật và cho biết liệu có lý do y tế cho việc thực hiện phẫu thuật hay không, điều này có thể yêu cầu bảo hiểm chi trả.

Và bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn làm những việc sau:

  • Ngừng dùng warfarin (Jantoven), aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin IB, những loại khác), naproxen sodium (Aleve, những loại khác), naproxen (Naprosyn) và các loại thuốc hoặc thảo dược bổ sung khác có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Hỏi bác sĩ về thời gian cần thiết để  ngừng dùng những loại thuốc này. Chỉ dùng các loại thuốc được bác sĩ phẫu thuật của bạn chấp thuận.

  • Bỏ thuốc lá vài tuần trước khi phẫu thuật. Hút thuốc có thể làm giảm khả năng lành vết thương sau phẫu thuật.

  • Sắp xếp để một người nào đó đưa bạn đến và ra về sau cuộc phẫu thuật nếu bạn được phẫu thuật ngoại trú. Lên kế hoạch để ai đó chăm sóc bạn trong đêm đầu tiên sau khi trở về nhà sau cuộc phẫu thuật.

Quá trình thực hiện

Trước khi làm thủ thuật

Phẫu thuật cắt mí mắt thường được thực hiện ở cơ sở ngoại trú. Bạn có thể được sử dụng các loại thuốc tiêm vào mí mắt để làm tê vị trí này hay thuốc qua đường tĩnh mạch để giúp bạn an thần, thư giãn.

Trong quá trình thực hiện

Đối với mí mắt trên, bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện vết cắt dọc theo nếp gấp của mí mắt. Các bác sĩ phẫu thuật loại bỏ một số da thừa, cơ và có thể cả mỡ. Sau đó, bác sĩ sẽ phẫu thuật đóng vết cắt.

Ở mi dưới, bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt ngay dưới mi theo nếp nhăn tự nhiên của mắt bạn hoặc bên trong mi dưới. Bác sĩ phẫu thuật loại bỏ hoặc phân bổ lại mỡ thừa, cơ và da bị chảy xệ. Sau đó, bác sĩ phẫu thuật sẽ đóng vết cắt.

Nếu mí mắt trên của bạn sụp xuống gần đồng tử, bác sĩ phẫu thuật của bạn có thể tiến hành phẫu thuật tạo hình mi kết hợp với một thủ thuật gọi là ptosis. Ptosis được thực hiện để nâng mí mắt cũng như loại bỏ da thừa mí mắt.

Sau khi làm thủ thuật

Sau khi phẫu thuật, bạn cần dành thời gian trong phòng hồi sức, nơi các nhân viên theo dõi bạn về các biến chứng. Bạn có thể về nhà sau đó và hồi phục tại nhà.

Sau khi phẫu thuật, bạn có thể tạm thời gặp tình trạng:

  • Nhìn mờ do bôi thuốc mỡ vào mắt bạn

  • Chảy nước mắt

  • Tăng tính nhạy sáng

  • Nhìn đôi

  • Mí mắt sưng húp, tê liệt

  • Sưng và bầm tím khu vực quanh mắt

  • Đau hoặc khó chịu

Thực hiện các bước sau để giúp bạn phục hồi sau phẫu thuật trừ khi bác sĩ phẫu thuật đưa ra các hướng dẫn khác cho bạn.

Thực hiện:

  • Chườm đá lên mắt trong 10 phút mỗi giờ vào buổi tối sau khi phẫu thuật. Ngày hôm sau, bạn hãy chườm đá lên mắt 4 đến 5 lần trong ngày.

  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ theo chỉ định.

  • Ngủ với tư thế ngẩng đầu cao hơn ngực trong vài ngày.

  • Chườm mát để giảm sưng.

  • Đeo kính râm đen để bảo vệ vùng da mí mắt khỏi nắng và gió.

  • Nếu cần, hãy sử dụng acetaminophen (Tylenol, những loại khác) để kiểm soát cơn đau.

Không nên:

  • Làm bất cứ điều gì gắng sức trong vòng một tuần - không nâng nặng, bơi lội, chạy bộ hoặc tập thể dục nhịp điệu.

  • Hút thuốc.

  • Dụi mắt.

  • Đeo kính áp tròng trong khoảng hai tuần.

  • Dùng aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin IB, những loại khác), naproxen sodium (Aleve, những loại khác), naproxen (Naprosyn) và các loại thuốc hoặc thảo dược bổ sung khác có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.

Nếu cần tháo chỉ, hãy quay lại phòng khám của bác sĩ theo lịch đã được định sẵn.

Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Khó thở

  • Tức ngực

  • Nhịp tim bất thường

  • Đau mắt mới xuất hiện và nghiêm trọng

  • Chảy máu

  • Các vấn đề về thị lực

Kết quả

Nhiều người phẫu thuật cắt mí mắt cho biết họ cảm thấy tự tin hơn và trông mình trẻ hơn và thoải mái hơn. Đối với một số người, kết quả phẫu thuật có thể duy trì suốt đời. Đối với những người khác, tình trạng sụp mí có thể tái phát.

Tình trạng bầm tím và sưng tấy thường giảm từ từ trong khoảng từ 10 đến 14 ngày. Các vết sẹo do vết cắt từ phẫu thuật có thể mất vài tháng để giảm đi. Chú ý bảo vệ vùng da mí mắt mỏng manh của bạn khỏi ánh nắng mặt trời.

 

 

 
Có thể bạn quan tâm?
PHẪU THUẬT SA TRỰC TRÀNG

PHẪU THUẬT SA TRỰC TRÀNG

Phẫu thuật sa trực tràng có thể được thực hiện để giảm cảm giác đau và khó chịu do sa trực tràng cũng như các triệu chứng mãn tính đi kèm bao gồm rò rỉ phân, không kiểm soát được nhu động ruột...
administrator
XÉT NGHIỆM NONSTRESS

XÉT NGHIỆM NONSTRESS

Xét nghiệm nonstress được các mẹ bầu thực hiện trước khi sinh để kiểm tra sức khỏe của bào thai. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về xét nghiệm nonstress nhé.
administrator
TRUYỀN MÁU

TRUYỀN MÁU

Truyền máu là một thủ thuật y tế có thể giúp cứu sống nhiều người. Sau đây hãy cùng tìm hiểu các thông tin cần thiết về truyền máu nhé
administrator
CHỌC DÒ DỊCH ỐI

CHỌC DÒ DỊCH ỐI

Chọc dò dịch ối là thủ thuật được thực hiện để xét nghiệm hoặc điều trị một số tình trạng ở trẻ em. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về thủ thuật chọc dò dịch ối nhé.
administrator
PHẪU THUẬT CẮT DÂY THẦN KINH BẰNG SÓNG CAO TẦN

PHẪU THUẬT CẮT DÂY THẦN KINH BẰNG SÓNG CAO TẦN

Cắt dây thần kinh bằng sóng cao tần được sử dụng để tạm thời tắt khả năng gửi tín hiệu đau của chúng. Thủ thuật này được sử dụng phổ biến nhất cho các cơn đau ở lưng, cổ, mông, đôi khi là đau khớp vai, đầu gối hoặc khớp háng trong thời gian dài.
administrator
THUỐC GIÃN PHẾ QUẢN

THUỐC GIÃN PHẾ QUẢN

Thuốc giãn phế quản giúp làm giảm triệu chứng của bệnh bệnh hen suyễn, COPD và các triệu chứng tình trạng phổi khác bằng cách thư giãn các cơ xung quanh đường thở và giúp làm sạch chất nhầy khỏi phổi. Thuốc giãn phế quản có ở dạng tác dụng dài và dạng tác dụng ngắn. Bạn có thể dùng chúng dưới dạng thuốc hít, dung dịch phun sương hoặc viên uống. Các tác dụng phụ có thể bao gồm khô miệng, tăng động, buồn nôn và nôn mửa.
administrator
THỦ THUẬT ĐỐT SÓNG CAO TẦN ĐIỀU TRỊ UNG THƯ

THỦ THUẬT ĐỐT SÓNG CAO TẦN ĐIỀU TRỊ UNG THƯ

administrator
XÉT NGHIỆM MICROALBUMIN

XÉT NGHIỆM MICROALBUMIN

Xét nghiệm microalbumin được sử dụng để phát hiện các dấu hiệu sớm của tổn thương thận ở những người có nguy cơ mắc phải bệnh thận. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về xét nghiệm microalbumin niệu nhé.
administrator