RỐI LOẠN ĐÔNG MÁU

daydreaming distracted girl in class

RỐI LOẠN ĐÔNG MÁU



TỔNG QUAN

Máu khó đông (rối loạn đông máu) là một rối loạn hiếm gặp, máu không thể tạo cục máu đông một cách bình thường vì sự thiếu hụt các protein đông máu (yếu tố đông máu).
Nếu bạn mắc phải chứng máu khó đông, bạn có thể sẽ chảy máu lâu hơn khi bị thương. Một vết cắt nhỏ thường sẽ không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn cần phải quan tâm đặc biệt đến tình trạng chảy máu trong cơ thể, nhất là khi chảy máu trong tại đầu gối, mắt cá chân hay khuỷu tay. Tình trạng chảy máu trong có thể làm tổn thương các mô, cơ quan, đồng thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.


https://bvnguyentriphuong.com.vn/uploads/images/cac_chuyen_khoa/Khoa%20kh%C3%A1m%20b%E1%BB%87nh/HEMOPHILIA.jpg

Rối loạn đông máu là tình trạng máu không đông, hoặc khó đông khi có vết thương

Chứng máu khó đông là một rối loạn di truyền. Do đó, phải điều trị bằng cách bổ sung các yếu tố đông máu bị thiếu hụt thường xuyên. Ngoài ra, một số phương pháp điều trị mới không sử dụng yếu tố đông máu cũng đang được áp dụng.

 

TRIỆU CHỨNG

Các dấu hiệu, triệu chứng của máu khó đông sẽ tùy thuộc vào số lượng các yếu tố đông máu. Nếu số lượng của các yếu tố này giảm nhẹ, bạn có thể chỉ gặp các vấn đề về chảy máu khi phẫu thuật hoặc chấn thương nặng. Tuy nhiên, nếu sự thiếu hụt các yếu tố đông máu trầm trọng, bạn có thể dễ bị chảy máu mà không có nguyên nhân.

https://post.medicalnewstoday.com/wp-content/uploads/sites/3/2020/02/woman-with-a-nosebleed-closeup.jpgC:\Users\CUOM\AppData\Local\Microsoft\Windows\INetCache\Content.MSO\F00C5FF3.tmp

Một số triệu chứng bao gồm:

  • Tình trạng chảy máu quá mức khi có vết thương hở, sau khi phẫu thuật, hoặc có can thiệp nha khoa.

  • Nhiều vết bầm tím rộng, sâu.

  • Tình trạng chảy máu bất thường sau khi tiêm vaccine.

  • Đau và sưng khớp, gặp khó khăn khi vận khớp.

  • Xuất hiện máu trong nước tiểu, phân.

  • Chảy máu mũi không rõ nguyên nhân.

  • Tình trạng quấy khóc không giải thích được ở trẻ sơ sinh.

XUẤT HUYẾT NÃO

Ở người bị rối loạn đông máu nghiêm trọng, tình trạng xuất huyết não có thể dễ dạng xảy ra khi có sự va đập nhẹ ở phần đầu. Xuất huyết não hiếm khi xảy ra, tuy nhiên nó sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Các triệu chứng bao gồm: 

  • Tình trạng đau đầu kéo dài

  • Nôn mửa liên tục.

  • Hôn mê

  • Tình trạng nhìn thấy 2 hình ảnh của một vật thể (chứng song thị)

  • Yếu cơ, rối loạn vận cơ đột ngột.

  • Co giật.

KHI NÀO BẠN CẦN LIÊN HỆ BÁC SĨ?

Liên hệ cấp cứu ngay lập tức khi bạn hoặc con bạn có các vấn đề sau:

  • Các dấu hiệu, triệu chứng của xuất huyết não.

  • Có vết thương không cầm được máu.

  • Có tình trạng sưng nóng khớp, đau khi vận động.

NGUYÊN NHÂN

Ở người bình thường khi chảy máu, cơ thể sẽ tự tập hợp các thế bào máu lại để tạo cục máu đông tại vết thương, ngăn sự chảy máu. Các yếu tố đông máu là các protein, khi kết hợp với tiểu cầu sẽ hình thành cục máu đông. Tình trạng rối loạn đông máu sẽ diễn ra khi lượng yếu tố đông máu bị thiếu hụt.

RỐI LOẠN ĐÔNG MÁU BẨM SINH

Chứng rối loạn đông máu đông thường là di truyền, mắc bệnh từ khi sinh ra. Rối loạn đông máu bẩm sinh được phân loại tùy vào loại yếu tố đông máu bị thiếu hụt.
Rối loạn đông máu tuýp A là loại rối loạn thường gặp nhất khi thiếu hụt yếu tố số 8. Tuýp B là loại rối loạn phổ biến tiếp theo khi bạn thiếu hụt yếu tố số 9.

RỐI LOẠN ĐÔNG MÁU MẮC PHẢI

Một số trường hợp bị mắc chứng máu khó đông mà không có tiền sử gia đình. Đây gọi là rối loạn đông máu mắc phải.

Tình trạng này diễn ra khi hệ miễn dịch của cơ thể tự tấn công yếu tố đông máu
số 8 và số 9. Có thể xuất hiện khi:

  • Mang thai

  • Bệnh tự miễn

  • Ung thư

  • Chứng đa xơ cứng

  • Dùng thuốc.

TÍNH DI TRUYỀN

Ở các thể phổ biến nhất của chứng rối loạn đông máu, các gene lỗi nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X. Mỗi người đều có 2 nhiễm sắc thể giới tính, một nhận từ bố và một nhận từ mẹ. Bộ gene của nữ giới bao gồm một nhiễm sắc thể X từ mẹ và một nhiễm sắc thể X từ bố. Bộ gene nam giới bao gồm một nhiễm sắc thể X từ mẹ và một nhiễm sắc thể Y từ bố. 

Điều này có nghĩa là sự rối loạn đông máu luôn được di truyền cho bé trai nhận được gene lỗi từ mẹ. Đa số phụ nữ mang gene này thường không có triệu chứng của rối loạn đông máu, tuy nhiên một số người vẫn có thể gặp tình trạng khó đông khi các yếu tố đông máu bị thiếu hụt.

YẾU TỐ NGUY CƠ

Yếu tố nguy cơ lớn nhất là có người thân trong gia đình mắc chứng rối loạn đông máu. Đàn ông thường gặp hơn là phụ nữ.

 

BIẾN CHỨNG

Các biến chứng có thể kể đến như: 

  • Chảy máu trong. Chảy máu sâu trong cơ có thể dẫn đến sưng, phù nề. Sự phình to cơ quan có thể chèn ép dây thần kinh, có thể dẫn đến tê liệt, đau đớn. tùy thuốc vào vị trí chảy máu mà có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

  • Chảy máu trong ở cổ họng có thể ảnh hưởng đến sự hô hấp.

  • Tổn thương khớp. Chảy máu trong có thể gây ảnh hưởng đến các khớp, dẫn đến các cơn đau cấp. Nếu không điều trị có thể dẫn đến viêm khớp hoặc phá hủy khớp.

  • Bệnh nhiễm. Khi điều trị bằng cách bổ sung yếu tố đông máu được ly trích từ máu người, có thể tăng khả năng nhiễm một số bệnh như viêm gan C. Tuy nhiên
    nguy cơ này cũng thấp khi người hiến máu đã được sàng lọc.

  • Gây khó khăn khi điều trị bằng việc bổ sung yếu tố đông máu. Ở một số người bị rối loạn đông máu nghiêm trọng, hệ miễn dịch người bệnh có thể gây phản ứng bất lợi đối với yếu tố đông máu dùng để điều trị. Hệ miễn dịch người bệnh có thể sản xuất một số loại protein có khả năng bất hoạt các yếu tố đông máu, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. 

 

 
Có thể bạn quan tâm?
TRĨ

TRĨ

administrator
CHÁN ĂN THẦN KINH (BIẾNG ĂN TÂM LÝ)

CHÁN ĂN THẦN KINH (BIẾNG ĂN TÂM LÝ)

administrator
RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý

RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý

administrator
HỘI CHỨNG HELLP

HỘI CHỨNG HELLP

administrator
HỘI CHỨNG MÓNG VÀ XƯƠNG BÁNH CHÈ

HỘI CHỨNG MÓNG VÀ XƯƠNG BÁNH CHÈ

administrator
XUẤT TINH NGƯỢC

XUẤT TINH NGƯỢC

administrator
THUYÊN TẮC ỐI

THUYÊN TẮC ỐI

administrator
BỆNH CƠ TIM

BỆNH CƠ TIM

administrator