daydreaming distracted girl in class

TRẦM CẢM

TỔNG QUAN

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng liên quan đến cảm giác buồn bã và mất hứng thú dai dẳng. Nó khác với những biến động tâm trạng mà mọi người thường xuyên trải qua như một phần của cuộc sống. Các sự kiện lớn ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý, chẳng hạn như mất người thân hoặc mất việc làm, có thể dẫn đến trầm cảm. Tuy nhiên, các bác sĩ chỉ coi cảm giác đau buồn là một phần của bệnh trầm cảm nếu chúng kéo dài.

C:\Users\CUOM\AppData\Local\Microsoft\Windows\INetCache\Content.MSO\82CE5406.tmp

Một người bị trầm cảm có thể trải qua cảm giác u buồn kéo dài

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, trầm cảm là nguyên nhân chính của khuyết tật trên toàn thế giới. Nó có thể ảnh hưởng đến người lớn, thanh thiếu niên và trẻ em. Trầm cảm là một vấn đề tâm lý đang hiện hữu, gồm nhiều đợt, các triệu chứng kéo dài ít nhất 2 tuần. Trầm cảm có thể kéo dài vài tuần, vài tháng hoặc vài năm.

NGUYÊN NHÂN

Hiện vẫn chưa hiểu đầy đủ về nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm. Các yếu tố có khả năng gây nên trầm cảm như:

  • Đặc điểm di truyền

  • Thay đổi mức độ dẫn truyền thần kinh của não

  • Nhân tố môi trường

  • Các yếu tố tâm lý và xã hội

  • Một số vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như chứng rối loạn lưỡng cực

Yếu tố nguy cơ

Một số người có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn những người khác nếu có các yếu tố nguy cơ sau:

  • Trải qua các sự kiện nhất định trong cuộc sống, chẳng hạn như mất mát người thân, các vấn đề về công việc, những thay đổi trong các mối quan hệ, các vấn đề tài chính và các mối quan tâm về y tế

  • Trải qua căng thẳng cấp tính

  • Có người thân mắc bệnh trầm cảm

  • Sử dụng một số loại thuốc, corticosteroid, một số thuốc chẹn beta và interferon

  • Sử dụng chất kích thích, như rượu hoặc amphetamine

  • Chấn thương đầu

  • Đã từng bị trầm cảm nặng trước đó

  • Bệnh mãn tính, như bệnh tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) hoặc bệnh tim mạch

  • Sống với cơn đau dai dẳng

DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG

Các triệu chứng của bệnh trầm cảm có thể bao gồm:

  • Tâm trạng chán nản

  • Giảm hứng thú hoặc niềm vui trong các hoạt động từng được yêu thích

  • Mất ham muốn tình dục

  • Thay đổi cảm giác thèm ăn

  • Giảm hoặc tăng cân không chủ ý

  • Ngủ quá nhiều hoặc quá ít

  • Kích động, bồn chồn và đi lại quanh quẩn

  • Chuyển động và nói chậm lại

  • Mệt mỏi hoặc mất năng lượng

  • Cảm giác bản thân vô giá trị hoặc tội lỗi

  • Khó suy nghĩ, tập trung hoặc đưa ra quyết định

  • Ý nghĩ về cái chết hoặc tự tử, lặp đi lặp lại hoặc cố gắng tự tử

Ở phụ nữ

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), tỷ lệ trầm cảm ở nữ thường gấp đôi so với nam. Dưới đây là một số triệu chứng trầm cảm có xu hướng xuất hiện thường xuyên hơn ở phụ nữ:

  • Cáu gắt

  • Lo sợ

  • Tâm trạng mơ màng

  • Mệt mỏi

  • Suy nghĩ tiêu cực

Một số trầm cảm chỉ có ở phụ nữ, chẳng hạn như: trầm cảm sau sinh, rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt.

Ở nam giới

Nam giới mắc chứng trầm cảm có nhiều khả năng uống rượu quá mức, thể hiện sự tức giận và hành động có nhiều rủi ro.

Các triệu chứng trầm cảm ở nam giới có thể bao gồm:

  • Tránh các tình huống gia đình và xã hội

  • Làm việc không nghỉ

  • Gặp khó khăn trong công việc và trách nhiệm gia đình

  • Thể hiện hành vi lạm dụng hoặc kiểm soát các mối quan hệ

Ở sinh viên đại học

Việc học đại học có thể khiến căng thẳng quá mức, và thường có thể xảy ra ở một người lần đầu tiên tiếp xúc với những lối sống và nền văn hóa mới. Một số sinh viên gặp khó khăn trong việc thích nghi với những thay đổi này, và dẫn đến lo âu, trầm cảm

Các triệu chứng trầm cảm ở sinh viên đại học có thể bao gồm:

  • Khó tập trung vào bài tập ở trường

  • Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều

  • Thay đổi cảm giác thèm ăn

  • Lảng tránh các tình huống xã hội và các hoạt động mà họ từng yêu thích

Ở tuổi thiếu niên

Những thay đổi về thể chất, áp lực từ gia đình, bạn bè có thể gây nên tình trạng trầm cảm ở thanh thiếu niên. Họ có thể gặp một số triệu chứng sau:

  • Lảng tránh gia đình, bạn bè.

  • Khó tập trung vào bài học ở trường

  • Cảm thấy bất lực hoặc vô giá trị

  • Bồn chồn

Trẻ em

Các triệu chứng có thể gặp ở trẻ bị trầm cảm như:

  • Hay khóc

  • Mệt mỏi

  • Đeo bám

  • Hành vi thách thức

  • La lối

Trẻ nhỏ hơn có thể gặp khó khăn trong việc diễn đạt cảm giác của chúng bằng lời, khiến chúng khó giải thích cảm xúc buồn bã của mình.

PHÂN LOẠI TRẦM CẢM

Thể trầm cảm chính

Một người mắc chứng trầm cảm chính thường xuyên trải qua trạng thái buồn bã. Họ có thể mất hứng thú với những hoạt động mà họ từng yêu thích.

Điều trị thường bao gồm thuốc và liệu pháp tâm lý.

Rối loạn trầm cảm dai dẳng

Còn được gọi là trầm cảm kéo dài, loại trầm cảm gây ra các triệu chứng kéo dài ít nhất 2 năm. Một người mắc chứng rối loạn này có thể có các giai đoạn trầm cảm nặng cũng như các triệu chứng nhẹ hơn.

Rối loạn lưỡng cực

Trầm cảm là một triệu chứng phổ biến của rối loạn lưỡng cực và nghiên cứu cho thấy những người mắc chứng rối loạn này có thể có các triệu chứng khoảng một nửa thời gian. Điều này có thể làm cho rối loạn lưỡng cực khó phân biệt với trầm cảm.

Trầm cảm tâm thần

Một số người bị rối loạn tâm thần với chứng trầm cảm.

Rối loạn tâm thần có thể liên quan đến ảo tưởng, chẳng hạn như niềm tin sai lệch và tách rời khỏi thực tế. Nó cũng có thể liên quan đến ảo giác - cảm nhận những thứ không tồn tại.

Trầm cảm sau sinh

Sau khi sinh con, nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng gọi là “Hội chứng Baby Blues”. Sau khi sinh, nồng độ hormone trong cơ thể bị thay đổi, dẫn đến sự thay đổi tâm trạng. Trầm cảm sau sinh đôi khi khác nghiêm trọng. Không có nguyên nhân rõ ràng dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh, và tình trạng này có thể diễn ra trong vài tháng đến vài năm.

Rối loạn trầm cảm theo mùa

Trước đây được gọi là rối loạn cảm xúc theo mùa, loại trầm cảm này có thể có liên quan đến việc giảm cường độ ánh sáng mặt trời trong mùa thu và mùa đông. Người bệnh có thể trở lại bình thường trong thời gian còn lại của năm và đáp ứng với liệu pháp ánh sáng. Những người sống ở các quốc gia có mùa đông dài hoặc khắc nghiệt dường như bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi tình trạng này.

CHẨN ĐOÁN

Nếu một người nghi ngờ rằng họ có các triệu chứng trầm cảm, họ nên tìm kiếm sự trợ giúp từ bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để đánh giá và loại trừ các nguyên nhân khác nhau, đảm bảo chẩn đoán chính xác và đưa ra phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả.

Bác sĩ sẽ đặt những câu về các triệu chứng. Bác sĩ cũng có thể tiến hành khám để kiểm tra các yếu tố vật lý và yêu cầu xét nghiệm máu để loại trừ các tình trạng sức khỏe khác.

Bài kiểm tra tâm lý

Các bác sĩ tâm lý thường yêu cầu mọi người hoàn thành bảng câu hỏi để giúp đánh giá mức độ trầm cảm của họ.

  • Thang đánh giá trầm cảm Hamilton có 21 câu hỏi. Điểm số cho biết mức độ trầm cảm của những người đã được chẩn đoán.

  • Thang đánh giá trầm cảm Beck là một bảng câu hỏi khác giúp các bác sĩ đánh giá các triệu chứng của người bệnh.

ĐIỀU TRỊ

Trầm cảm có thể điều trị được và việc kiểm soát các triệu chứng thường bao gồm ba phương pháp:

  • Hỗ trợ: bao gồm việc thảo luận các giải pháp và giáo dục các thành viên trong gia đình về nguyên nhân có thể dẫn đến trầm cảm.

  • Tâm lý trị liệu: Còn được gọi là liệu pháp trò chuyện, bao gồm tư vấn 1-1 và liệu pháp nhận thức hành vi.

  • Điều trị bằng thuốc: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống trầm cảm cho bệnh nhân.

Tâm lý trị liệu

Các liệu pháp tâm lý, hay liệu pháp trò chuyện cho bệnh trầm cảm bao gồm liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), liệu pháp tâm lý giữa các cá nhân (IPT) để giải quyết các vấn đề gặp phải.

C:\Users\CUOM\AppData\Local\Microsoft\Windows\INetCache\Content.MSO\6BD10604.tmp

Liệu pháp tâm lý có thể giúp người trầm cảm giảm nhẹ các triệu chứng

Đối với một số dạng trầm cảm, tâm lý trị liệu thường là phương pháp điều trị đầu tiên, trong khi một số người đáp ứng tốt hơn với sự kết hợp giữa liệu pháp tâm lý và thuốc.

Liệu pháp nhận thức hành vi và liệu pháp tâm lý giữa các cá nhân là hai loại liệu pháp tâm lý chính cho bệnh trầm cảm. Một người có thể được điều trị bằng liệu pháp CBT riêng với nhà trị liệu trực tiếp hoặc thông qua điện thoại, online. Liệu pháp giữa các cá nhân IPT nhằm giúp người bệnh xác định:

  • Các vấn đề cảm xúc ảnh hưởng đến các mối quan hệ và giao tiếp

  • Các ảnh hưởng đến tâm trạng của họ như thế nào

  • Điều này có thể được thay đổi như thế nào

Thuốc

Thuốc chống trầm cảm có thể giúp điều trị chứng trầm cảm từ trung bình đến nặng.Một số loại thuốc chống trầm cảm có thể được sử dụng như:

  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI)

  • Thuốc ức chế Enzyme Monoamine oxidase (MAOI)

  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng

  • Thuốc chống trầm cảm không điển hình

  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine có chọn lọc (SNRI)

Mỗi loại thuốc trên tác động lên một chất dẫn truyền thần kinh riêng hoặc tác động lên nhiều chất dẫn truyền thần kinh. Chỉ nên dùng những loại thuốc này khi có bác sĩ kê đơn. Một số loại thuốc có thể phải sử dụng trong một thời gian nhất định để có tác động. Do đó, việc ngừng thuốc có thể không mang lại hiệu quả điều trị. Một số người ngừng dùng thuốc sau khi các triệu chứng được cải thiện, tuy nhiên điều này có thể dẫn đến trầm cảm tái phát. Hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn có ý định ngừng thuốc.

Tập thể dục

Các bài tập aerobic làm tăng mức endorphin và kích thích chất dẫn truyền thần kinh norepinephrine, liên quan đến tâm trạng của con người, có thể giúp giảm bớt chứng trầm cảm nhẹ.

Các liệu pháp kích thích não bộ

Các liệu pháp kích thích não là có thể là một lựa chọn điều trị. Ví dụ, kích thích từ trường xuyên sọ lặp đi lặp lại sẽ gửi các xung từ tính đến não, có thể giúp điều trị chứng trầm cảm nặng. Nếu trầm cảm không đáp ứng với điều trị bằng thuốc, người bệnh có thể được hưởng lợi từ liệu pháp giật điện (ECT).

 

 

 
Có thể bạn quan tâm?
Ù TAI

Ù TAI

administrator
HỘI CHỨNG THẬN HƯ

HỘI CHỨNG THẬN HƯ

administrator
CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO (TBI)

CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO (TBI)

administrator
NÃO WERNICKE DO RƯỢU

NÃO WERNICKE DO RƯỢU

administrator
TẮC TUYẾN LỆ Ở TRẺ EM

TẮC TUYẾN LỆ Ở TRẺ EM

Tắc ống dẫn nước mắt xảy ra khi ống tuyến lệ, dẫn nước mắt từ mắt vào mũi, bị tắc (do nhiễm trùng, chấn thương, v.v.) hoặc thông thường là bị tắc ngay từ khi sinh ra (tắc ống lệ mũi bẩm sinh).
administrator
HỘI CHỨNG FELTY

HỘI CHỨNG FELTY

administrator
CHÂN VOI

CHÂN VOI

administrator
UNG THƯ LÁ LÁCH

UNG THƯ LÁ LÁCH

administrator