SINH THIẾT THẬN

Sinh thiết thận là thủ thuật giúp hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý ở thận hiệu quả

daydreaming distracted girl in class

SINH THIẾT THẬN

Tổng quan

Sinh thiết thận là một thủ thuật để lấy một phần mô thận nhỏ để kiểm tra dưới kính hiển vi thông qua đó tìm các dấu hiệu của tổn thương hoặc bệnh lý.

Bác sĩ có thể đề nghị thực hiện sinh thiết thận để chẩn đoán nếu bạn nghi ngờ có vấn đề về thận. Nó cũng có thể được sử dụng để kiểm tra mức độ nghiêm trọng của bệnh lý thận hoặc để theo dõi điều trị bệnh lý thận. Bạn cũng có thể cần sinh thiết thận nếu bạn đã ghép thận nhưng nó không hoạt động bình thường.

Thông thường, bác sĩ thực hiện sinh thiết thận bằng cách sử dụng một cây kim mỏng và đâm qua da. Đây được gọi là sinh thiết thận qua da. Một xét nghiệm hình ảnh sẽ giúp bác sĩ điều chỉnh kim tới thận để sinh thiết mô.

Tại sao cần thực hiện

Sinh thiết thận có thể được thực hiện để:

  • Chẩn đoán các bệnh lý ở thận mà chưa thể xác định được

  • Giúp xây dựng các kế hoạch điều trị dựa trên tình trạng của thận

  • Xác định mức độ tiến triển của bệnh thận

  • Xác định mức độ tổn thương do bệnh thận hoặc bệnh khác

  • Đánh giá hiệu quả của việc điều trị bệnh thận

  • Theo dõi sức khỏe của thận được cấy ghép hoặc tìm hiểu lý do tại sao thận được cấy ghép không hoạt động bình thường

Bác sĩ có thể đề nghị sinh thiết thận dựa trên kết quả xét nghiệm máu hoặc nước tiểu cho thấy:

  • Máu trong nước tiểu có nguồn gốc từ thận

  • Protein trong nước tiểu (protein niệu) tăng cao quá mức hoặc kèm theo các dấu hiệu khác của bệnh thận

  • Các vấn đề về chức năng thận, dẫn đến sự gia tăng các chất thải trong máu

Không phải tất cả mọi người mắc những vấn đề này đều cần sinh thiết thận. Quyết định thực hiện dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng, kết quả xét nghiệm và sức khỏe tổng thể của bạn.

Rủi ro

Nói chung, sinh thiết thận qua da là một thủ thuật an toàn. Các rủi ro có thể xảy ra bao gồm:

  • Chảy máu. Biến chứng thường gặp nhất của sinh thiết thận là chảy máu. Máu thường ngừng chảy trong vài ngày. Chảy máu nghiêm trọng tới mức cần truyền máu chỉ gặp ở một tỷ lệ rất nhỏ những người làm sinh thiết thận. Hiếm khi cần phẫu thuật để kiểm soát chảy máu.

  • Đau đớn. Đau tại vị trí sinh thiết thường gặp sau khi sinh thiết thận, nhưng nó thường chỉ kéo dài vài giờ.

  • Tổn thương động mạch. Nếu kim sinh thiết vô tình làm tổn thương thành động mạch và tĩnh mạch gần đó, có thể hình thành lỗ rò giữa hai mạch máu. Lỗ rò này thường không gây ra triệu chứng và sẽ tự đóng lại.

  • Khác. Hiếm khi, gặp tình trạng tụ máu xung quanh thận bị nhiễm trùng. Biến chứng này được điều trị bằng kháng sinh và phẫu thuật dẫn lưu. Một nguy cơ không phổ biến khác là tình trạng huyết áp cao liên quan tới một khối máu tụ lớn.

Bạn cần chuẩn bị những gì?

Trước khi sinh thiết thận, bạn sẽ gặp bác sĩ để nói về các vấn đề có thể xảy ra. Đây là thời điểm tốt để đặt câu hỏi về thủ thuật và đảm bảo rằng bạn hiểu rõ những lợi ích và rủi ro.

Thuốc men

Khi đến gặp bác sĩ, hãy mang theo danh sách tất cả các loại thuốc mà bạn dùng, bao gồm thuốc tự mua, vitamin và các chất bổ sung có nguồn gốc thảo dược. Trước khi sinh thiết thận, bạn sẽ được yêu cầu ngừng dùng các loại thuốc và chất bổ sung có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Bao gồm các:

  • Thuốc chống đông máu, chẳng hạn như warfarin (Coumadin, Jantoven), rivaroxaban (Xarelto), dabigatran (Pradaxa) hoặc enoxaparin (Lovenox)

  • Thuốc chống kết tập tiểu cầu, chẳng hạn như clopidogrel (Plavix)

  • Aspirin

  • Ibuprofen (Advil, Motrin IB, những loại khác) và các loại thuốc kháng viêm không steroid khác (NSAID)

  • Một số chất bổ sung trong chế độ ăn uống, chẳng hạn như axit béo omega-3

Bác sĩ hoặc y tá sẽ cho bạn biết khi nào nên ngừng dùng những loại thuốc và chất bổ sung này, và trong bao lâu. Thông thường, những loại thuốc này được ngừng sử dụng bảy ngày trước khi làm thủ thuật và bắt đầu dùng lại bảy ngày sau thủ thuật.

Mẫu máu và nước tiểu

Trước khi sinh thiết, bạn sẽ được lấy máu và mẫu nước tiểu để đảm bảo rằng bạn không bị nhiễm trùng hoặc một tình trạng nào khác có thể ảnh hưởng tới sinh thiết.

Chế độ ăn

Bạn có thể được yêu cầu không uống hoặc ăn trong vòng 8 giờ trước khi sinh thiết thận.

Quá trình thực hiện

Bạn sẽ được sinh thiết thận tại bệnh viện hoặc trung tâm ngoại trú. Đường truyền tĩnh mạch sẽ được đặt trước khi thủ thuật bắt đầu. Thuốc an thần có thể được đưa ra qua đường tĩnh mạch.

Trong quá trình

Trong quá trình sinh thiết, bạn vẫn sẽ tỉnh táo, được nằm sấp hoặc nằm nghiêng, tùy thuộc vào vị trí nào cho phép bác sĩ tiếp cận thận tốt nhất. Để sinh thiết thận ghép, hầu hết mọi người đều ở tư thế nằm ngửa.

Sinh thiết qua da bao gồm các bước sau:

  • Thông qua đầu dò siêu âm, bác sĩ sẽ xác định chính xác vị trí cần đưa kim vào. Trong một số trường hợp, chụp CT có thể được sử dụng thay vì siêu âm.

  • Bác sĩ đánh dấu da của bạn, làm sạch khu vực và bôi thuốc tê (gây tê cục bộ).

  • Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ và đưa kim đi vào thông qua sử dụng thiết bị siêu âm để dẫn kim vào thận của bạn.

  • Bạn có thể được yêu cầu nín thở khi bác sĩ lấy mẫu bằng dụng cụ có lò xo. Bạn có thể có cảm giác tiếng "bốp" hoặc đau nhói và nghe thấy tiếng lách cách mạnh.

  • Bác sĩ có thể cần phải đâm kim nhiều lần - thường xuyên qua cùng một vết rạch - để lấy đủ lượng mô.

  • Bác sĩ sẽ rút kim ra và sử dụng 1 một miếng băng nhỏ lên vết mổ.

Các thủ thuật sinh thiết thận khác

Sinh thiết thận qua da không phải là một lựa chọn cho một số người. Nếu bạn có tiền sử các vấn đề về chảy máu, rối loạn đông máu hoặc chỉ có một quả thận, bác sĩ có thể xem xét sinh thiết nội soi.

Trong quy trình này, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ và chèn một ống mỏng, có gắn máy quay phim ở đầu ống (nội soi ổ bụng). Dụng cụ này cho phép bác sĩ quan sát thận của bạn trên màn hình video và loại sinh thiết mẫu mô.

Sau khi làm thủ thuật

Sau khi sinh thiết, bạn có thể cần:

  • Ở trong phòng hồi sức để theo dõi huyết áp, mạch và nhịp thở của bạn.

  • Làm xét nghiệm phân tích nước tiểu và hoàn thành các xét nghiệm công thức máu để kiểm tra tình trạng đông máu và các biến chứng khác.

  • Nghỉ ngơi yên tĩnh trong khoảng 4 đến 6 giờ.

  • Bác sĩ sẽ hướng dẫn các bước trong quá trình hồi phục của bạn.

  • Cảm thấy hơi nhức tại vị trí sinh thiết trong vài giờ. Bạn sẽ được sử dụng thuốc để giảm đau.

Hầu hết mọi người có thể xuất viện ngay trong ngày, khoảng 12 đến 24 giờ sau khi làm thủ thuật. Sau khi về nhà, bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên nghỉ ngơi thêm một hoặc hai ngày nữa. Nhóm chăm sóc sức khỏe sẽ cho bạn biết về việc hạn chế 1 số hoạt động, chẳng hạn như tránh khuân vác nặng và tập thể dục gắng sức.

Mô thận của bạn sẽ được gửi tới phòng thí nghiệm và được kiểm tra bởi một bác sĩ chuyên chẩn đoán bệnh (bác sĩ giải phẫu bệnh). Các chuyên gia sẽ sử dụng kính hiển vi và thuốc nhuộm để tìm kiếm các chất lắng đọng bất thường, sẹo, nhiễm trùng hoặc các bất thường khác ở mô thận.

Gọi cho bác sĩ của bạn nếu bạn gặp tình trạng:

  • Xuất hiện máu đỏ tươi đáng kể hoặc cục máu đông trong nước tiểu hơn 24 giờ sau khi sinh thiết

  • Thay đổi về việc đi tiểu, chẳng hạn như không thể đi tiểu, gia tăng nhu cầu đi tiểu gấp hoặc thường xuyên hoặc cảm giác nóng rát khi đi tiểu

  • Đau nặng hơn ở vị trí sinh thiết

  • Sốt trên 100,4 oF (38 oC)

  • Mệt mỏi hoặc yếu ớt

Kết quả

Có thể mất đến một tuần trước khi bác sĩ nhận được báo cáo về mẫu mô sinh thiết của bạn từ phòng thí nghiệm giải phẫu bệnh. Trong các tình huống khẩn cấp, báo cáo có trong vòng chưa đầy 24 giờ.

Bác sĩ của bạn thường sẽ thảo luận về kết quả với bạn khi tái khám. Kết quả có thể giải thích thêm về nguyên nhân gây ra vấn đề ở thận của bạn hoặc chúng có thể được sử dụng để lập kế hoạch hay thay đổi phương pháp điều trị.

 

 

 
Có thể bạn quan tâm?
PHẪU THUẬT CẮT BỎ BUỒNG TRỨNG

PHẪU THUẬT CẮT BỎ BUỒNG TRỨNG

Cắt buồng trứng là một thủ thuật phẫu thuật để loại bỏ một hoặc cả hai buồng trứng nhằm điều trị bệnh ung thư buồng trứng, lạc nội mạc tử cung hoặc các khối u bất thường.
administrator
PHẪU THUẬT BẰNG ROBOT

PHẪU THUẬT BẰNG ROBOT

Phẫu thuật bằng robot là thủ thuật được thực hiện với độ chính xác, tính linh hoạt và sự kiểm soát cao hơn so với các kỹ thuật thông thường. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về thủ thuật phẫu thuật bằng robot nhé.
administrator
THĂM KHÁM PHỤ KHOA

THĂM KHÁM PHỤ KHOA

Thăm khám phụ khoa là hoạt động được bác sĩ sử dụng để đánh giá các cơ quan sinh sản của bạn thông qua thăm khám vùng chậu, có thể được thực hiện như một phần của cuộc kiểm tra sức khỏe thường xuyên.
administrator
PHẪU THUẬT CẮT DẠ DÀY BẰNG NỘI SOI

PHẪU THUẬT CẮT DẠ DÀY BẰNG NỘI SOI

Phẫu thuật cắt dạ dày là một thủ thuật được sử dụng để giúp bạn giảm cân, trong đó nội soi là một trong những phương pháp thường được sử dụng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phẫu thuật cắt dạ dày bằng nội soi nhé.
administrator
XÉT NGHIỆM SÀNG LỌC TRƯỚC KHI SINH (XÉT NGHIỆM QUAD)

XÉT NGHIỆM SÀNG LỌC TRƯỚC KHI SINH (XÉT NGHIỆM QUAD)

Xét nghiệm quad - còn được gọi là xét nghiệm sàng lọc tam cá nguyệt thứ hai hay xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh, được thực hiện để đo nồng độ của các chất hóa học trong máu. Xét nghiệm quad giúp bác sĩ đánh giá nguy cơ mắc phải một số bệnh lý nhất định của thai nhi.
administrator
NỘI SOI ĐẠI TRÀNG

NỘI SOI ĐẠI TRÀNG

Nội soi đại tràng là một xét nghiệm được sử dụng để tìm kiếm những thay đổi - chẳng hạn như các mô bị sưng, bị kích thích, polyp hoặc ung thư - trong ruột già (ruột kết) và trực tràng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về nội soi đại tràng nhé.
administrator
LIỆU PHÁP PROTON

LIỆU PHÁP PROTON

Liệu pháp proton là một loại xạ trị thường được sử dụng trong điều trị ung thư. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về liệu pháp proton nhé.
administrator
HUẤN LUYỆN VẬN ĐỘNG TRONG CHẤN THƯƠNG TỦY SỐNG

HUẤN LUYỆN VẬN ĐỘNG TRONG CHẤN THƯƠNG TỦY SỐNG

administrator