SỎI NIỆU QUẢN

Sỏi niệu quản là tình trạng sỏi thận bị mắc kẹt ở một trong hai đường niệu quản từ thận nối xuống bàng quang.

daydreaming distracted girl in class

SỎI NIỆU QUẢN

Tổng quan

Sỏi niệu quản là gì?Diagram, engineering drawing

Description automatically generated

Sỏi niệu quản là những viên sỏi thận bị mắc kẹt ở một hoặc cả hai niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang).

Nếu sỏi đủ lớn, nó có thể cản trở dòng chảy của nước tiểu từ thận đến bàng quang. Tình trạng này có thể gây ra các cơn đau dữ dội. Sỏi thận hình thành do nồng độ cao của các khoáng chất và muối trong nước tiểu. Các khoáng chất này hình thành các tinh thể và sau đó phát triển thành sỏi. Hầu hết sỏi thận đều có gốc canxi.

Nhiều viên sỏi thận có kích thước li ti. Một số quá nhỏ để có thể nhìn thấy bằng mắt thường, chúng đi ra ngoài qua nước tiểu và không gây ra vấn đề gì. Tuy nhiên những viên sỏi lớn hơn có thể bị mắc kẹt trong đường tiết niệu và gây ra các cơn đau dữ dội.

Sỏi niệu quản phổ biến như thế nào?

Mỗi năm tại Hoa Kỳ, cứ 1.000 người trưởng thành thì có khoảng 1 người phải nhập viện vì sỏi đường tiết niệu. Chúng phổ biến nhất ở người lớn ở độ tuổi trung niên. Trong suốt cuộc đời của bạn, có 1/8 khả năng bạn xuất hiện sỏi.

Triệu chứng và nguyên nhân

Các triệu chứng của sỏi niệu quản là gì?

Những viên sỏi nhỏ tự đi qua hệ tiết niệu có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, sỏi làm tắc nghẽn niệu quản hoặc bất kỳ đường thoát nước tiểu nào của thận đều có thể gây ra các triệu chứng bao gồm:

  • Đau dữ dội, không liên tục (đau sau đó biến mất) ở phía trên thắt lưng (ở lưng, dưới bên hạ sườn) có thể lan xuống bụng dưới, và;

  • Buồn nôn và ói mửa.

Gặp bác sĩ ngay nếu bạn có các triệu chứng này

Chẩn đoán và xét nghiệm

Làm thế nào để chẩn đoán sỏi niệu quản?

Sỏi thận hoặc niệu quản sẽ được chẩn đoán bằng các phương pháp sau:

  • Khám sức khỏe tổng quát và điều tra bệnh sử

  • Xét nghiệm nước tiểu để kiếm tra xem có chứa các chất hình thành sỏi hay không.

  • Xét nghiệm máu để xem liệu cơ thể có đang mắc các bệnh dẫn đến hình thành sỏi hay không.

  • Xét nghiệm hình ảnh để tìm vị trí của sỏi. Các xét nghiệm hình ảnh cũng có thể giúp xác định các vấn đề về sức khỏe dẫn đến hình thành sỏi. Siêu âm là phương pháp xét nghiệm hiệu quả để tìm kiếm vị trí bị tắc nghẽn. Chụp cắt lớp vi tính (CT) sẽ giúp đưa ra phương pháp điều trị do đây là phương pháp có thể giúp bác sĩ xác định kích cỡ, vị trí và độ cứng của sỏi.

Kiểm soát và điều trị

Điều trị sỏi niệu quản như thế nào?

Điều trị sỏi niệu quản phụ thuộc vào kích thước, vị trí của sỏi và chất cấu tạo nên sỏi. Việc điều trị cũng có thể được điều chỉnh dựa trên tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, ví dụ như béo phì, sử dụng thuốc chống đông máu và các tình trạng khác. Kích thước và vị trí của viên sỏi sẽ cho biết liệu cơ thể có tự tống nó ra ngoài được không. 

Nếu sỏi có kích thước lớn hoặc đường tiệt niệu đang bị tắc nghẽn, bác sĩ tiết niệu sẽ đưa ra các phương pháp điều trị sau:

  • Tán sỏi bằng sóng xung kích: Ở phương pháp này, một máy tạo sóng xung kích sẽ được thiết lập để phá vỡ sỏi. Các mảnh nhỏ của sỏi sau đó sẽ đi qua đường tiết niệu khi bạn đi tiểu. Đây là lựa chọn ít xâm lấn nhất.

  • Nội soi niệu quản: Bác sĩ tiết niệu đưa một ống dài có gắn camera, được gọi là ống nội soi niệu quản, vào niệu đạo của bạn (lỗ nơi nước tiểu thoát ra khỏi cơ thể). Bác sĩ đưa ống soi qua bàng quang và sau đó vào niệu quản, tìm sỏi và loại bỏ hoặc phá vỡ chúng bằng tia laser.

  • Phẫu thuật lấy sỏi qua da: Thủ thuật này được sử dụng cho những viên sỏi lớn hơn hoặc có hình dạng bất thường, sử dụng một ống nội soi để tìm và loại bỏ sỏi. Ống nội soi được đưa trực tiếp vào thận thông qua một vết rạch nhỏ (vết cắt) ở lưng.

PHÒNG NGỪA

Làm thế nào có thể ngăn ngừa sỏi niệu quản?

Bạn sẽ không mắc sỏi niệu quản nếu không bị sỏi thận. Nếu bạn đã từng bị sỏi thận, bác sĩ có thể giúp bạn tìm hiểu cách chúng hình thành và những gì bạn có thể làm để ngăn chặn sự hình thành của những viên sỏi khác. Bác sĩ có thể điều trị sỏi TRƯỚC KHI nó di chuyển vào niệu quản và gây đau.

Bạn có thể được yêu cầu thay đổi chế độ ăn uống của mình theo những cách sau:

  • Uống nhiều nước hơn. (Tăng lên 2 đến 3 lít một ngày; tốt nhất là nước lọc, nhưng nước chanh, nước cam và các đồ uống khác cũng có thể là những lựa chọn.)

  • Hạn chế ăn đạm động vật (có trong thịt, trứng, cá).

  • Kiểm soát lượng natri đưa vào cơ thể (dưới 1500 mg / ngày).

  • Hạn chế oxalat (có trong rau chân vịt, các loại hạt, cám lúa mì).

Bạn cũng có thể được kê đơn thuốc để giúp ngăn ngừa việc hình thành sỏi thận / sỏi niệu quản.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
HỒNG BAN ĐA DẠNG

HỒNG BAN ĐA DẠNG

administrator
TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI TỰ PHÁT

TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI TỰ PHÁT

administrator
VIÊM DÂY THẦN KINH THỊ GIÁC

VIÊM DÂY THẦN KINH THỊ GIÁC

administrator
ALKAPTON NIỆU

ALKAPTON NIỆU

administrator
HỘI CHỨNG FANCONI

HỘI CHỨNG FANCONI

administrator
HÔN MÊ

HÔN MÊ

administrator
TRĨ NỘI

TRĨ NỘI

administrator
VIÊM TỦY XƯƠNG

VIÊM TỦY XƯƠNG

administrator