SUY DINH DƯỠNG

daydreaming distracted girl in class

SUY DINH DƯỠNG

Tổng quan

Suy dinh dưỡng là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi chế độ ăn uống không cung cấp đúng lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Tình trạng này còn được gọi là “dinh dưỡng kém” và có thể liên quan đến:

  • thiếu dinh dưỡng - không nhận đủ chất dinh dưỡng

  • thừa dinh dưỡng - nhận được nhiều chất dinh dưỡng hơn mức cần thiết

Bài viết này tập trung vào tình trạng thiếu dinh dưỡng. Bạn có thể tìm hiểu thêm các bài viết về béo phì để hiểu rõ hơn các vấn đề liên quan đến thừa dinh dưỡng.

Các dấu hiệu và triệu chứng của suy dinh dưỡng

Các dấu hiệu thường gặp của suy dinh dưỡng bao gồm:

  • sụt cân - giảm từ 5% đến 10% trọng lượng cơ thể hoặc hơn trong khoảng 3 đến 6 tháng là một trong những triệu chứng chính của suy dinh dưỡng

  • nhẹ cân - những người có chỉ số khối cơ thể (BMI) dưới 18,5 có nguy cơ bị suy dinh dưỡng 

  • thiếu quan tâm đến việc ăn uống

  • luôn cảm thấy mệt mỏi

  • cảm thấy yếu ớt

  • thường xuyên mắc bệnh và cần nhiều thời gian để hồi phục

  • không lớn hoặc chậm lớn ở trẻ em

Khi nào nên gặp bác sĩ

Đi khám bác sĩ nếu:

  • sụt cân nhiều trong vòng 3 đến 6 tháng

  • cơ thể xuất hiện các triệu chứng khác của suy dinh dưỡng

  • bạn lo rằng con cái hoặc người già đang được bạn chăm sóc bị suy dinh dưỡng

Bác sĩ sẽ kiểm tra nguy cơ suy dinh dưỡng bằng cách đo chiều cao và cân nặng, đồng thời hỏi về các vấn đề y tế bạn đang gặp phải hoặc các thay đổi gần đây về cảm giác thèm ăn.

Ai có nguy cơ bị suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến hàng triệu người.

Bất kỳ ai cũng có thể bị suy dinh dưỡng, nhưng tình trạng này phổ biến hơn ở những người:

  • mắc các bệnh mãn tính ảnh hưởng tới cảm giác thèm ăn, cân nặng hoặc ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ dinh dưỡng của ruột, ví dụ như bệnh Crohn

  • mắc chứng khó nuốt

  • gặp khó khăn về khả năng di chuyển, thu nhập thấp hoặc bị cách li với xã hội

  • cần thêm dinh dưỡng, chẳng hạn như ở bệnh nhân mắc xơ nang, đang hồi phục sau khi bị chấn thương hoặc bỏng nặng, và ở những người bị mắc chứng run

Những người từ 65 tuổi trở lên có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng, tuy nhiên sụt cân không phải là hệ quả tất yếu của quá trình lão hóa.

Điều trị suy dinh dưỡng

Điều trị suy dinh dưỡng phụ thuộc vào sức khỏe tổng thể của người bệnh và mức độ nghiêm trọng của suy dinh dưỡng.

Lời khuyên đầu tiên về chế độ ăn uống thường là:

  • ăn các thực phẩm chứa nhiều calo và protein

  • có các bữa ăn nhẹ giữa các bữa chính

  • có các loại đồ uống chứa nhiều calo

Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng, gia đình hoặc người giám hộ cần được tư vấn và hỗ trợ để điều trị cho trẻ.

Nếu những thay đổi trong chế độ ăn uống là không đủ, bác sĩ, y tá hoặc chuyên gia dinh dưỡng cũng có thể khuyến cáo người bệnh bổ sung thêm dinh dưỡng từ các loại thức uống dinh dưỡng hoặc thực phẩm bổ sung.

Nếu người bệnh gặp khó khăn trong vấn đề ăn uống và sử dụng các loại thức ăn mềm hoặc ở dạng lỏng cũng không giải quyết được vấn đề, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị sau:

  • sử dụng ống thông dạ dày – ống có thể được thông vào dạ dày qua mũi hoặc xuyên qua da ở vùng bụng

  • đưa dinh dưỡng vào cơ thể qua đường tĩnh mạch

Phòng chống suy dinh dưỡng

Có một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh là cách tốt nhất để ngăn ngừa suy dinh dưỡng.

Bạn cần kết hợp nhiều loại thực phẩm từ các nhóm thực phẩm chính, bao gồm:

  • ăn nhiều trái cây và các loại rau củ 

  • ăn các loại thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, cơm, khoai tây, mì  

  • sữa, các thực phẩm làm từ sữa hoặc các thực phẩm thay thế sữa 

  • thực phẩm giàu protein, ví dụ như thịt, cá, trứng, các loại đậu

Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn gặp các vấn đề về sức khỏe làm gia tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Ngoài ra bạn có thể phải cần đến một chế độ ăn kiêng phức tạp hoặc sử dụng các loại thực phẩm bổ sung.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
HEN SUYỄN

HEN SUYỄN

administrator
LOÉT THỰC QUẢN

LOÉT THỰC QUẢN

Loét là những tổn thương gây ra các vết loét dọc theo ống tiêu hóa. Các vết loét ở khu vực này được gọi chung là loét tiêu hóa. Loét tiêu hóa gồm nhiều loại, được mô tả theo nơi mà chúng xuất hiện, hai loại loét phổ biến nhất là loét dạ dày và loét tá tráng-phần trên của ruột non. Loét tiêu hóa xuất hiện ở thực quản được gọi là loét thực quản Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về bệnh loét thực quản, bao gồm các triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị.
administrator
BỆNH THẬN MẠN TÍNH

BỆNH THẬN MẠN TÍNH

administrator
LỴ AMIP ĐƯỜNG RUỘT MÃN TÍNH

LỴ AMIP ĐƯỜNG RUỘT MÃN TÍNH

administrator
SONG THỊ

SONG THỊ

administrator
CÚM

CÚM

administrator
VIÊM DÂY THẦN KINH THỊ GIÁC

VIÊM DÂY THẦN KINH THỊ GIÁC

administrator
ÁP XE NÃO DO AMIP

ÁP XE NÃO DO AMIP

administrator