THOÁT VỊ ĐÙI


THOÁT VỊ ĐÙI
Tổng quan
Thoát vị đùi xảy ra khi các tạng trong ổ bụng bị đẩy qua một điểm yếu ở bên trong thành cơ ở vùng bẹn hoặc đùi trong. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm thừa cân và gắng sức quá mức khi ho, tập thể dục hoặc đi ngoài phân sống.
Thoát vị đùi là một căn bệnh không phổ biến, chỉ chiếm 3% trên tổng số trường hợp thoát vị và khoảng 6% trên tổng số trường hợp thoát vị háng. Thông thường, người bệnh cần phải can thiệp phẫu thuật vì thoát vị đùi có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Thoát vị đùi khá hiếm gặp
Các triệu chứng của thoát vị đùi bao gồm xuất hiện khối phồng ở bẹn hoặc đùi trong và cảm thấy khó chịu ở bẹn. Bệnh cũng có thể gây đau bụng và nôn mửa trong trường hợp nghiêm trọng.
Trong bài viết này, chúng tôi thảo luận về nguyên nhân và triệu chứng của thoát vị đùi, cách chẩn đoán, các biến chứng và phương pháp điều trị thoát vị đùi.
Triệu chứng
Phần lớn các trường hợp, thoát vị đùi không gây ra triệu chứng. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể gặp phải:
-
Cảm thấy khó chịu ở vùng bẹn, có thể trầm trọng hơn khi đứng
-
Đau bụng
-
Buồn nôn
-
Nôn mửa
Triệu chứng rõ ràng nhất có thể là xuất hiện một khối phồng to ở đùi tron. Khối phồng này có thể mềm, gây đau và thường biến mất khi người bệnh nằm xuống.
Nguyên nhân
Thoát vị đùi là kết quả của việc các mô bên trong bị đẩy qua một điểm yếu phía trong thành cơ gần bẹn hoặc đùi trong.
Hiện nay, người ta vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây nên bệnh này. Một số trường hợp là do bẩm sinh.. Các trường hợp khác có thể do phần cơ bị căng hoặc áp lực quá mức do:
-
Nâng hoặc đẩy vật nặng
-
Ho dai dẳng và mạnh
-
Khó đi tiểu hoặc đi tiêu
-
Sinh con
-
Béo phì
-
Cổ trướng, tích tụ dịch trong ổ bụng
Yếu tố nguy cơ
Một số yếu tố nguy cơ của bệnh thoát vị đùi bao gồm:
-
Giới tính: Thoát vị đùi xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam giới khoảng 10 lần vì xương chậu của nữ rộng hơn của nam.
-
Tuổi tác: Thoát vị đùi thường gặp ở người lớn hơn nhiều so với trẻ em. Nếu bệnh xuất hiện ở một đứa trẻ thi đây thường là kết quả của một bệnh lý khác.
-
Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình của bạn có một thành viên từng bị thoát vị đùi, nguy cơ mắc phải bệnh của bạn sẽ tăng lên
Chẩn đoán
Bất kỳ bệnh nhân nào đã được chẩn đoán thoát vị đùi nên được chăm sóc y tế kịp thời vì bệnh này có nguy cơ cao đưa đến các biến chứng nguy hiểm.
Bác sĩ sẽ kiểm tra khu vực liên quan, đồng thời yêu cầu làm các xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như siêu âm, chụp CT hoặc MRI. Những việc này sẽ giúp bác sĩ nhìn thấy được vị trí các mô, các tạng bên trong và giúp phân biệt giữa thoát vị và thoát vị bẹn.
Biến chứng
Khi khối thoát vị bị mắc kẹt, bị cản trở hoặc bị chèn ép sẽ gây thêm nhiều triệu chứng cũng như dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Thoát vị nghẹt là tính huống đe dọa tính mạng cần được can thiệp y tế ngay lập tức.
Thoát vị chèn ép
Còn được gọi là thoát vị đùi mắc kẹt, điều này xảy ra khi khối thoát vị bị kẹt trong ống xương đùi và không thể di chuyển trở lại ổ bụng.
Thoát vị mắc kẹt
Điều này liên quan đến việc thoát vị và một đoạn ruột bị vướng vào nhau, và nó có thể dẫn đến tắc ruột gây vô cùng đau đớn.
Thoát vị nghẹt
Điều này xảy ra khi thoát vị ngăn máu đến ruột. Đây là một trường hợp cấp cứu y tế có thể gây tử vong nếu không được điều trị.
Thoát vị nghẹt là biến chứng nghiêm trọng phổ biến nhất của thoát vị đùi, tỉ lệ gặp phải khoảng 15-20%. Người bệnh dễ gặp phải biến chứng này khi có ống xương đùi hẹp, cứng và không đàn hồi.
Thoát vị nghẹt là biến chứng cấp tính cực kỳ nguy hiểm
Một số triệu chứng của biến chứng này gồm:
-
Đau đột ngột, ngày càng trầm trọng và đau dữ dội tại khu vực thoát vị
-
Sốt
-
Buồn nôn, nôn
-
Nhịp tim nhanh
-
Thay đổi màu da xung quanh khối phồng
Nếu không được phẫu thuật ngay lập tức, thoát vị nghẹt sẽ khiến ruột của bệnh nhân dần chết đi và bị thối rữa. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng, đe dọa tính mạng người bệnh.
Phẫu thuật điều trị thoát vị đùi
Quy trình này giải quyết thoát vị và cố định phần cơ bị yếu, giữ cho các mô bên trong không bị đẩy qua trong tương lai. Thoát vị mức độ trung bình và nặng thường cần phẫu thuật, do có nguy cơ cao bị thoát vị nghẹt.
Có hai loại phẫu thuật để điều trị thoát vị đùi là phẫu thuật mở và phẫu thuật nội soi. Bác sĩ có thể chỉ định tùy thuộc vào kích thước của khối thoát vị, tuổi tác, sức khỏe chung của bệnh nhân và các yếu tố khác.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị thoát vị đùi hiệu quả nhất
Bệnh nhân được phẫu thuật nội soi thường phục hồi nhanh hơn và ít để lại sẹo hơn so với phẫu thuật mở. Tuy nhiên, phẫu thuật nội soi không phù hợp cho tất cả mọi người, chẳng hạn như những người thoát vị rất nặng.
Các biến chứng và rủi ro của phẫu thuật
Phẫu thuật thoát vị đùi thường an toàn, mặc dù bất kỳ phẫu thuật nào cũng có một số rủi ro.
Các biến chứng, trong khi không phổ biến, có thể bao gồm:
-
Chảy máu hoặc bầm tím tại các vị trí vết mổ
-
Hình thành cục máu đông
-
Khó đi tiểu
-
Chấn thương các cơ quan nội tạng
-
Tổn thương dây thần kinh xung quanh vết mổ
-
Tác dụng phụ của gây mê toàn thân
-
Sẹo
-
Yếu chân tạm thời
-
Vết thương bị nhiễm trùng
Người lớn tuổi dễ gặp biến chứng hơn người trẻ tuổi.