TÍNH CÁCH CỦA TRẺ

Cách trẻ phản ứng với thế giới bên ngoài thể hiện qua tính cách của chúng. Sự khác biệt về tính cách ảnh hưởng đến cách trẻ xử lý cảm xúc, điều chỉnh hành vi và cảm xúc khi ở bên cạnh mọi người. Bạn có thể nuôi dưỡng sự phát triển của trẻ bằng cách sử dụng các chiến lược nuôi dạy con cái phù hợp với tính cách của chúng.

daydreaming distracted girl in class

TÍNH CÁCH CỦA TRẺ

NHỮNG ĐIỂM CHÍNH

  • Cách trẻ phản ứng với thế giới bên ngoài thể hiện qua tính cách của chúng.

  • Sự khác biệt về tính cách ảnh hưởng đến cách trẻ xử lý cảm xúc, điều chỉnh hành vi và cảm xúc khi ở bên cạnh mọi người.

  • Bạn có thể nuôi dưỡng sự phát triển của trẻ bằng cách sử dụng các chiến lược nuôi dạy con cái phù hợp với tính cách của chúng.

TÍNH CÁCH LÀ GÌ?

Cách trẻ phản ứng lại với thế giới được thể hiện qua tính cách của chúng.

Bạn có thể nghĩ về tính cách của con mình theo mức độ nhiều hay ít khi chúng thể hiện ba phẩm chất sau:

  • Hiếu động: đây là cách trẻ phản ứng mạnh mẽ với những thứ như các sự kiện thú vị. Trẻ có xu hướng cảm nhận mọi thứ xung quanh một cách mạnh mẽ.

  • Tự chủ: đây là mức độ trẻ có thể kiểm soát hành vi của mình, bao gồm cả cách chúng thể hiện ra cảm xúc của mình. Nó cũng là mức độ thể hiện trẻ em có thể kiểm soát sự chú ý của mình và mức độ kiên trì của chúng hay không.

  • Hòa đồng: đây là cách trẻ cảm thấy thoải mái khi gặp những người mới hoặc có những trải nghiệm mới.

Trẻ em được sinh ra với những tính cách riêng biệt và có thể bạn đã có thể mô tả tính cách của con mình từ khi con bạn còn là một đứa trẻ. Ví dụ: "Jade rất dễ tính" hoặc "Luca thích những điều mới lạ".

Sự khác biệt về tính cách giải thích tại sao con bạn có thể khá khác biệt so với những đứa trẻ khác. Ví dụ như con bạn có thể rất hiếu động hoặc trầm tính, khả năng tự chủ và hòa đồng của những đứa trẻ cũng có sự khác nhau. 

ĐIỀU CHỈNH CÁCH NUÔI DẠY CỦA GIA ĐÌNH ĐỂ PHÙ HỢP VỚI TÍNH CÁCH CỦA TRẺ

Bạn không thể thay đổi tính cách của con mình. Một đứa trẻ sẽ tuyệt nhất khi nó được là chính nó.

Thế nhưng, bạn có thể nuôi dưỡng sự phát triển của con mình bằng cách điều chỉnh cách nuôi dạy con cho phù hợp với tính cách của chúng. Bạn có thể giúp con mình phát triển những phần tích cực trong tính cách của chúng, cũng như nhận ra những tình huống mà con bạn có thể gặp khó khăn bởi tính cách của chúng và giúp chúng học cách xử lý những tình huống này.  

CÁCH NUÔI DẠY ĐỐI VỚI NHỮNG ĐỨA TRẺ HIẾU ĐỘNG VÀ ÍT HIẾU ĐỘNG

HIẾU ĐỘNG

Nếu gia đình bạn có một đứa trẻ rất hiếu động: con bạn có thể rất vui khi có điều gì đó tốt đẹp xảy ra. Nhưng chúng cũng có thể to tiếng và phản ứng kịch liệt khi chúng không hài lòng về điều gì đó, chẳng hạn như không diễn ra theo cách mà chúng muốn. Bạn cần giúp con mình học cách phản ứng bình tĩnh hơn bằng việc thư giãn và sử dụng các từ ngữ để diễn tả cảm xúc tức giận.

Trẻ em hiếu động thường thích các hoạt động thể chất và dành nhiều thời gian ở ngoài trời. Ví dụ, bạn có thể giúp con phát triển bằng cách khuyến khích con thử các hoạt động thể thao mới. Nhưng con bạn cũng có thể cần được giúp đỡ để giải tỏa tinh thần, vì vậy thư giãn trước khi đi ngủ cũng có thể là một ý kiến hay.

ÍT HIẾU ĐỘNG

Một đứa trẻ ít hiếu động thường dễ hòa đồng, nhưng có thể kém quyết đoán hơn. Bạn có thể cần giúp con học cách tự đứng lên. Nếu bạn nhận thấy những tình huống có lẽ sẽ giúp con mình quyết đoán hơn, bạn có thể yêu cầu trẻ thực hành xử lý những tình huống đó theo nhiều cách khác nhau.

Một điều quan trọng nữa là hãy đảm bảo những đứa trẻ ít nói hơn không bị bỏ lại trong các cuộc thảo luận của gia đình. Ví dụ, ‘Harper, con chưa nói được nhiều. Con có hài lòng khi lựa chọn phim đó không? "

Trẻ em ít hiếu động hơn cũng ít hoạt động thể chất hơn. Chúng sẽ cảm thấy hạnh phúc nhất khi có nhiều cơ hội sử dụng các kỹ năng của chúng như làm thủ công hoặc vẽ. Nhưng bạn cần khuyến khích chúng hoạt động thể chất. Ví dụ như hãy thử một chuyến đi đến công viên và thu thập những chiếc lá để cắt dán hoặc đi bộ đến thư viện thay vì đi xe. 

CÁCH NUÔI DẠY NHỮNG ĐỨA TRẺ CÓ TÍNH TỰ CHỦ CAO HOẶC THẤP

TÍNH TỰ CHỦ CAO

Những đứa trẻ này có thể dễ dàng tự điều chỉnh cảm xúc và có khả năng giữ bình tĩnh tốt hơn khi chúng thất vọng hoặc phấn khích. Chúng ít bốc đồng hơn và cũng có thể bình tĩnh nhanh hơn sau một điều gì đó thú vị hoặc khó chịu.

Một đứa trẻ có tính tự chủ tốt cũng có thể kiểm soát được sự chú ý của mình nhiều hơn, ví dụ như chúng có thể sẽ tiếp tục với điều gì đó cho đến khi hài lòng, chúng cũng có thể giỏi đối mặt với những thất bại và tự giác hoàn thành các nhiệm vụ như bài tập về nhà mà không cần giám sát nhiều. Vì những đứa trẻ như vậy hơi cầu toàn, vậy nên hãy bảo với chúng rằng việc mắc sai lầm hoàn toàn có thể xảy ra khi chúng làm việc và điều đó hoàn toàn bình thường.

TÍNH TỰ CHỦ THẤP

Nếu con bạn gặp khó khăn trong việc điều chỉnh sự chú ý, chúng sẽ cần nhiều lời động viên để tiếp tục hoàn thành những nhiệm vụ khó khăn. Những đứa trẻ này có thể dễ dàng chuyển đổi từ hoạt động này sang hoạt động khác và chúng cũng có thể rất sáng tạo. Để giúp trẻ tập trung, bạn có thể thử khen thưởng cho trẻ hoặc làm mọi thứ trở nên thú vị hơn bằng cách sử dụng các trò chơi lồng ghép cũng như các hoạt động sáng tạo.

CÁCH NUÔI DẠY ĐỐI VỚI TRẺ CÓ TÍNH HÒA ĐỒNG HOẶC ÍT HÒA ĐỒNG HƠN

HÒA ĐỒNG HƠN

Nếu con bạn rất hòa đồng thì chúng sẽ thích ở bên cạnh những người khác, đi chơi và tham gia các hoạt động nhóm. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải tổ chức các buổi vui chơi và hoạt động cho con mình mọi lúc. Vì việc này cũng rất quan trọng trong việc giúp chúng học cách để bản thân bận rộn hơn.

Những đứa trẻ có tính khí hòa đồng hơn cũng thường rất dễ thích nghi và có thể thích ứng dễ dàng với những sự thay đổi. Thật tuyệt nếu bạn có thể mang đến cho đứa trẻ dễ thích nghi của mình nhiều trải nghiệm mới, nhưng hãy đảm bảo rằng con bạn vẫn có thể nói chuyện trực tiếp với bạn.

ÍT HÒA ĐỒNG

Nếu con bạn không thích giao lưu nhiều thì có lẽ chúng khá giỏi khi tự chơi và có thể không cần trợ giúp nhiều khi tìm việc gì đó để làm. Tuy vậy, bạn có thể cần giúp chúng trong việc kết bạn. Ví dụ như nếu con bạn không cảm thấy thoải mái khi tham gia hoạt động nhóm hoặc đến dự các bữa tiệc, bạn có thể thử rủ một hoặc hai người bạn của chúng đến nhà chơi hoặc đi chơi ở công viên.

Với một đứa trẻ ít hòa đồng và kém thích nghi thì chúng sẽ có một số thói quen đều đặn và có thể không thích nghi tốt với những sự thay đổi. Điều này có thể giúp bạn dễ dàng lên kế hoạch cho mọi thứ xung quanh thói quen của con bạn, nhưng con bạn có thể cũng cần trợ giúp để đối mặt với những thay đổi trong cuộc sống.

Tính cách của con bạn có thể khác với tính cách của bạn. Một số cha mẹ nhận ra rằng họ có thể chăm sóc và hiểu được dễ dàng những đứa trẻ có tính cách giống họ.

TÍNH CÁCH CỦA TRẺ CÓ THỂ THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO?

Bạn có thể nhận thấy một số thay đổi trong tính cách của con mình khi chúng trưởng thành hơn. Điều này xảy ra khi trải nghiệm của con bạn ảnh hưởng đến cách chúng cư xử trong các tình huống khác nhau.

Ví dụ như một đứa trẻ từng rất mất tập trung ở trường có thể trở thành một người có khả năng tập trung tốt trong các cuộc họp kinh doanh. Điều này có thể là do chúng có thêm động lực khi chúng trưởng thành hơn hoặc vì chúng đã học được cách quản lý sự phân tâm của mình.

 

Có thể bạn quan tâm?
BẢO VỆ DA CỦA TRẺ SƠ SINH, TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN TRƯỚC ÁNH NẮNG MẶT TRỜI

BẢO VỆ DA CỦA TRẺ SƠ SINH, TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN TRƯỚC ÁNH NẮNG MẶT TRỜI

Tiếp xúc quá nhiều ánh nắng mặt trời có thể dẫn đến cháy nắng, tổn thương da, tổn thương mắt, ung thư da và hệ thống miễn dịch suy yếu. Các biện pháp phòng ngừa an toàn và bảo vệ trước ánh nắng mặt trời đơn giản có thể giảm thiểu rủi ro khi tiếp xúc.
administrator
ĐO NHIỆT ĐỘ CHO TRẺ - BẠN ĐÃ BIẾT CHƯA?

ĐO NHIỆT ĐỘ CHO TRẺ - BẠN ĐÃ BIẾT CHƯA?

Cách tốt nhất để kiểm tra nhiệt độ của con bạn là sử dụng nhiệt kế kỹ thuật số. Nhiệt kế đầu dò kỹ thuật số cho kết quả chính xác nhất. Dụng cụ này đo nhiệt độ dưới lưỡi hoặc ở nách.
administrator
TẠO SỰ LIÊN KẾT VÀ GẮN BÓ: TRẺ SƠ SINH

TẠO SỰ LIÊN KẾT VÀ GẮN BÓ: TRẺ SƠ SINH

Sự liên kết và gắn bó là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển, hình thành khi bạn thường xuyên đáp lại trẻ sơ sinh bằng tình yêu thương, sự ấm áp và chăm sóc.
administrator
CHỌN ĐỒ CHƠI CHO CON TRẺ

CHỌN ĐỒ CHƠI CHO CON TRẺ

Vui chơi với đồ chơi có thể tốt cho sự phát triển của con bạn. Chọn đồ chơi dựa trên độ tuổi, sở thích và giai đoạn phát triển của con trẻ. Đồ chơi có kết thúc mở khơi dậy trí tưởng tượng, óc sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề của con bạn.
administrator
MÁY ĐO NHỊP THỞ CHO BÉ

MÁY ĐO NHỊP THỞ CHO BÉ

Máy theo dõi nhịp thở của trẻ sẽ cảnh báo bạn nếu em bé của bạn ngừng thở. Nếu bạn sử dụng máy theo dõi nhịp thở cho em bé, hãy đảm bảo rằng bạn biết phải làm gì và gọi cho ai nếu chuông báo kêu.
administrator
HĂM TÃ Ở TRẺ EM

HĂM TÃ Ở TRẺ EM

Hăm tã khiến mông trẻ bị đau và viêm. Để điều trị hăm tã, hãy thay tã thường xuyên, giữ cho mông của con trẻ sạch sẽ và khô ráo, thoa kem chống hăm và sử dụng tã lót dùng một lần.
administrator
ĐỌC VÀ KỂ CHUYỆN CHO TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ

ĐỌC VÀ KỂ CHUYỆN CHO TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ

Đọc và kể chuyện với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thúc đẩy sự phát triển trí não và trí tưởng tượng, phát triển ngôn ngữ và cảm xúc, đồng thời củng cố các mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
administrator
NGĂN NGỪA TRẺ BỊ SIẾT CỔ VÀ NGHẸT THỞ

NGĂN NGỪA TRẺ BỊ SIẾT CỔ VÀ NGHẸT THỞ

Bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa đơn giản để giảm nguy cơ ngạt thở và siết cổ cho trẻ. Núm vú giả, bình sữa, xe đẩy, nôi, rèm, dây, dây thừng và dây treo có thể là nguy cơ gây ngạt thở.
administrator