UNG THƯ TUYẾN TỤY

daydreaming distracted girl in class

UNG THƯ TUYẾN TỤY

Tổng quan

Ung thư tuyến tụy xuất hiện trong các mô của tuyến tụy - một cơ quan trong ổ bụng nằm ở dưới và phía sau của dạ dày. Tuyến tụy tiết ra các enzym giúp hỗ trợ tiêu hóa và kiểm soát lượng đường trong máu của bạn.

Các tế bào của tuyến tụy có thể phát triển thành khối u ung thư hay không phải ung thư. Loại ung thư phổ biến nhất gặp phải ở tuyến tụy xảy ra từ các tế bào lót của ống dẫn các enzym tiêu hóa ra khỏi tuyến tụy (ung thư biểu mô tuyến tụy).

Ung thư tuyến tụy hiếm khi được phát hiện ở giai đoạn đầu, khi mà nó có thể được chữa khỏi cao nhất. Điều này là do nó thường không gây ra các triệu chứng cho đến khi đã di căn sang các cơ quan khác.

Các phương pháp điều trị ung thư tuyến tụy được lựa chọn dựa trên mức độ lan rộng của ung thư. Các cách điều trị có thể bao gồm phẫu thuật, hóa trị, xạ trị hoặc kết hợp các phương pháp này.

Ung thư tụy: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị | Vinmec

Tuyến tụy sản xuất các enzyme cần thiết

Triệu chứng

Các triệu chứng của ung thư tuyến tụy thường không xuất hiện cho đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng. Chúng có thể bao gồm:

  • Đau bụng lan ra sau lưng

  • Chán ăn hay sụt cân ngoài ý muốn

  • Vàng da, vàng lòng trắng của mắt

  • Phân có màu sáng

  • Nước tiểu sẫm màu

  • Ngứa da

  • Mắc phải bệnh tiểu đường mới hoặc bệnh tiểu đường hiện tại khó kiểm soát hơn

  • Cục máu đông

  • Mệt mỏi

Nguyên nhân

Hiện nay vẫn không rõ nguyên nhân gây ra ung thư tuyến tụy. Các bác sĩ đã tìm ra một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc loại ung thư này, bao gồm hút thuốc và có một số gen đột biến.

Tuyến tụy

Tuyến tụy của bạn dài khoảng 6 inch (15 cm) và giống như một quả lê nằm nghiêng. Nó tiết ra hormone, bao gồm cả insulin, để giúp cơ thể bạn xử lý đường trong thực phẩm. Bên cạnh đó, nó tạo ra dịch tiêu hóa để giúp cơ thể bạn tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng.

Ung thư tuyến tụy 

Ung thư tuyến tụy xảy ra khi các tế bào trong tuyến tụy của bạn có những thay đổi (đột biến) trong ADN. ADN của tế bào hướng dẫn các hoạt động của tế bào. Những đột biến này làm các tế bào phát triển không kiểm soát và tiếp tục sống sau khi các tế bào bình thường chết đi. Những tế bào này có thể tích tụ thành một khối u. Khi không được điều trị, các tế bào ung thư tuyến tụy có thể lây lan đến các cơ quan và mạch máu lân cận cũng như đến các bộ phận khác của cơ thể.

Hầu hết ung thư tuyến tụy gặp phải ở các tế bào lót của ống dẫn tuyến tụy. Loại ung thư này được gọi là ung thư biểu mô tuyến tụy hoặc ung thư tụy ngoại tiết. Ung thư có thể hình thành trong các tế bào sản xuất hormone hoặc tế bào thần kinh nội tiết của tuyến tụy nhưng ít gặp hơn. Những loại ung thư này được gọi là khối u thần kinh nội tiết tuyến tụy, khối u tế bào tiểu đảo hay ung thư nội tiết tuyến tụy.

Hy vọng mới cho người bị ung thư tuyến tụy

Theo dõi các triệu chứng để chẩn đoán sớm ung thư tuyến tụy

Yếu tố nguy cơ

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy bao gồm:

  • Hút thuốc

  • Bệnh tiểu đường

  • Viêm tụy mãn tính 

  • Tiền sử gia đình mắc các hội chứng di truyền có thể làm tăng nguy cơ, bao gồm đột biến gen BRCA2, hội chứng Lynch và hội chứng u hắc tố ác tính đa nhân không điển hình có tính gia đình (FAMMM)

  • Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư tuyến tụy

  • Béo phì

  • Tuổi cao, do hầu hết bệnh nhân được chẩn đoán sau 65 tuổi

Một nghiên cứu đã chứng minh rằng sự kết hợp của hút thuốc, tiểu đường lâu năm và chế độ ăn uống nghèo nàn làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy.

Chẩn đoán

Nếu bác sĩ của bạn nghi ngờ ung thư tuyến tụy, họ có thể yêu cầu bạn thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm sau:

  • Các xét nghiệm hình ảnh. Các xét nghiệm này giúp bác sĩ quan sát các cơ quan nội tạng của bạn, bao gồm cả tuyến tụy. Các kỹ thuật được sử dụng để chẩn đoán ung thư tuyến tụy bao gồm siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) và đôi khi, chụp cắt lớp phát xạ positron (PET).

  • Siêu âm nội soi. Siêu âm nội soi (EUS) sử dụng thiết bị siêu âm để tạo quan sát tuyến tụy từ bên trong ổ bụng. Thiết bị bao gồm một ống mỏng, linh hoạt (ống nội soi) đưa xuống xuống thực quản và vào dạ dày của bạn để thu được hình ảnh.

  • Sinh thiết mô. Sinh thiết là một phương pháp lấy một mẫu mô nhỏ để kiểm tra dưới kính hiển vi. Thông thường, mô được thu thập trong quá trình EUS bằng cách sử dụng công cụ đặc biệt qua ống nội soi. Mẫu mô cũng có thể được thu thập từ tuyến tụy bằng cách đưa một cây kim qua da và vào tuyến tụy của bạn (chọc hút bằng kim nhỏ) nhưng ít phổ biến hơn.

  • Xét nghiệm máu. Bác sĩ có thể xét nghiệm máu của bạn để tìm các protein cụ thể (chất chỉ điểm khối u) do tế bào ung thư tuyến tụy tiết ra. Một xét nghiệm chỉ điểm khối u được sử dụng gọi là CA19-9. Nó có thể hữu ích trong việc theo dõi đáp ứng điều trị của bệnh ung thư. Nhưng xét nghiệm này không phải lúc nào cũng đáng tin cậy vì một số người bị ung thư tuyến tụy không có mức CA19-9 tăng cao.

Nếu bác sĩ xác nhận chẩn đoán ung thư tuyến tụy, họ sẽ phân loại mức độ (giai đoạn) của ung thư. Từ các xét nghiệm, bác sĩ sẽ phân loại giai đoạn ung thư tuyến tụy của bạn, giúp xác định phương pháp điều trị nào có thể mang lại lợi ích cho bạn.

Các giai đoạn của ung thư tuyến tụy được biểu thị bằng các chữ số La Mã từ 0 đến IV. Giai đoạn đầu chỉ ra rằng ung thư chỉ giới hạn trong tuyến tụy. Đến giai đoạn IV, ung thư đã di căn sang các bộ phận khác của cơ thể.

Hệ thống phân loại giai đoạn ung thư tiếp tục phát triển và ngày càng trở nên phức tạp hơn khi các bác sĩ cải thiện việc chẩn đoán và điều trị.

Điều trị

Điều trị ung thư tuyến tụy phụ thuộc vào giai đoạn và vị trí của ung thư cũng như sức khỏe tổng thể và lựa chọn của bạn. Đối với hầu hết bệnh nhân, mục tiêu đầu tiên của điều trị ung thư tuyến tụy là loại bỏ khối u. Khi đó không phải là sự ưu tiên, cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn và hạn chế ung thư phát triển là quan trọng hơn.

Phương pháp điều trị có thể bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị hoặc kết hợp các phương pháp này. Khi ung thư tuyến tụy tiến triển nặng và những phương pháp điều trị này không có lợi ích, bác sĩ sẽ tập trung vào việc giảm triệu chứng (chăm sóc giảm nhẹ) để giữ cho bạn cảm giác thoải mái nhất.

Phẫu thuật

Các phương pháp được sử dụng ở những người bị ung thư tuyến tụy bao gồm:

  • Phẫu thuật khối u ở đầu tụy. Nếu ung thư của bạn nằm ở phần đầu của tuyến tụy, bạn có thể được thực hiện phẫu thuật gọi là thủ thuật Whipple (phẫu thuật cắt bỏ tuyến tụy).

Thủ thuật Whipple là một phẫu thuật khó về mặt kỹ thuật để cắt bỏ phần đầu của tuyến tụy, phần đầu của ruột non (tá tràng), túi mật, một phần của ống mật và các hạch bạch huyết gần đó. Trong một số trường hợp, một phần của dạ dày và ruột kết cũng có thể bị cắt bỏ. Bác sĩ sẽ kết nối lại các phần còn lại của tuyến tụy, dạ dày và ruột để bạn có thể tiêu hóa thức ăn.

  • Phẫu thuật khối u ở thân và đuôi tụy. Phẫu thuật cắt bỏ phần bên trái (thân và đuôi) của tuyến tụy được gọi là phẫu thuật cắt bỏ tuyến tụy xa. Bác sĩ cũng có thể cần phải cắt bỏ lá lách của bạn.

  • Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến tụy. Ở một số người, toàn bộ tuyến tụy có thể cần phải cắt bỏ. Đây được gọi là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến tụy. Bạn có thể sống tương đối bình thường khi không có tuyến tụy nhưng cần thay thế insulin và enzym suốt đời.

  • Phẫu thuật các khối u ảnh hưởng đến các mạch máu lân cận. Nhiều người bị ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối, không đủ điều kiện để thực hiện thủ thuật Whipple hoặc các phẫu thuật tuyến tụy khác nếu khối u của họ ảnh hưởng đến các mạch máu gần đó. Tại các trung tâm y tế có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm, bác sĩ có thể đưa ra thủ thuật phẫu thuật tuyến tụy bao gồm loại bỏ và tái tạo lại các mạch máu bị ảnh hưởng.

Các phương pháp phẫu thuật này đều có nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng. Sau khi phẫu thuật, một số người cảm thấy buồn nôn và nôn nếu dạ dày hoạt động kém (chậm làm rỗng dạ dày). Sau mỗi cuộc phẫu thuật bạn cần thời gian dài để hồi phục. Bạn sẽ dành vài ngày trong bệnh viện và sau đó hồi phục tại nhà trong vài tuần.

Phẫu thuật không đau là “quyền lợi” cơ bản của người bệnh | Vinmec

Phẫu thuật giúp điều trị ung thư tuyến tụy hiệu quả

Hóa trị

Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để giúp tiêu diệt tế bào ung thư. Các loại thuốc này có thể được tiêm vào tĩnh mạch hoặc uống. Bạn có thể sử dụng một loại thuốc hóa trị hoặc kết hợp chúng.

Hóa trị cũng có thể được kết hợp với xạ trị (hóa trị liệu - Chemoradiation). Hóa trị liệu thường được sử dụng để điều trị khối u chưa lan ra các cơ quan khác. Tại các trung tâm y tế chuyên khoa, sự kết hợp này có thể được sử dụng trước khi phẫu thuật để giúp giảm kích thước khối u. Đôi khi nó được sử dụng sau khi phẫu thuật để giảm nguy cơ tái phát ung thư tuyến tụy.

Ở những người bị ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối và ung thư đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể, hóa trị có thể được áp dụng để kiểm soát sự phát triển của ung thư, làm giảm các triệu chứng và kéo dài tuổi thọ.

Xạ trị

Xạ trị sử dụng chùm năng lượng cao, chẳng hạn như chùm tia X và proton, để tiêu diệt các tế bào ung thư. Bạn có thể được điều trị bức xạ trước hoặc sau khi phẫu thuật, thường kết hợp với hóa trị. Hoặc bác sĩ có thể đề nghị kết hợp phương pháp xạ trị và hóa trị khi bạn không thể điều trị bằng phẫu thuật.

Xạ trị có một thiết bị di chuyển xung quanh bạn, hướng bức xạ đến các vị trí cụ thể trên cơ thể của bạn (bức xạ chùm bên ngoài). Tại các trung tâm y tế chuyên khoa, xạ trị có thể được thực hiện trong quá trình phẫu thuật (xạ trị trong mổ).

Xạ trị truyền thống sử dụng tia X để điều trị ung thư, nhưng một phương pháp mới hơn là sử dụng proton. Trong một số trường hợp, liệu pháp proton có thể được sử dụng để điều trị ung thư tuyến tụy và nó có thể mang lại ít tác dụng phụ hơn.

Thử nghiệm lâm sàng

Thử nghiệm lâm sàng là các nghiên cứu để đánh giá các phương pháp điều trị mới, chẳng hạn như liệu pháp toàn thân và các phương pháp tiếp cận mới. Nếu phương pháp điều trị được nghiên cứu chứng minh là an toàn và hiệu quả hơn các phương pháp điều trị hiện tại, nó có thể trở thành tiêu chuẩn mới.

Các thử nghiệm lâm sàng đối với ung thư tuyến tụy có thể cho bạn cơ hội được điều trị bằng phương pháp trị liệu đích mới, thuốc hóa trị, liệu pháp miễn dịch hoặc vắc-xin.

Các thử nghiệm lâm sàng không đảm bảo chữa khỏi bệnh và chúng có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, các thử nghiệm lâm sàng ung thư được giám sát chặt chẽ để đảm bảo chúng được tiến hành một cách an toàn nhất có thể. Và họ cho bạn thử nghiệm các phương pháp điều trị mới.

Chăm sóc giảm nhẹ

Chăm sóc giảm nhẹ tập trung vào việc giảm đau và các triệu chứng khác của bệnh. Chăm sóc giảm nhẹ không giống như chăm sóc cuối đời. Chăm sóc giảm nhẹ nhằm mục đích cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người mắc bệnh ung thư và gia đình của họ.

Nó thường được sử dụng khi đang điều trị tích cực, chẳng hạn như phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.

Khi chăm sóc giảm nhẹ được sử dụng cùng với các phương pháp điều trị khác – thậm chí ngay sau khi được chẩn đoán – những người bị ung thư có thể cảm thấy tốt hơn và kéo dài tuổi thọ.

Dịch Vụ Chăm Sóc Giảm Nhẹ – Kiểm Soát Đau Do Ung Thư Và Nâng Đỡ Tinh Thần  Người Bệnh - Bệnh Viện FV

Chăm sóc giảm nhẹ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống

 

 

 
Có thể bạn quan tâm?
SỎI THẬN

SỎI THẬN

administrator
HỘI CHỨNG FANCONI

HỘI CHỨNG FANCONI

administrator
VIÊM MÀNG NÃO MỦ

VIÊM MÀNG NÃO MỦ

administrator
TIÊU CHẢY ROTA

TIÊU CHẢY ROTA

administrator
VIÊM MŨI HỌNG

VIÊM MŨI HỌNG

administrator
ALZHEIMER

ALZHEIMER

administrator
TẮC ỐNG DẪN TRỨNG

TẮC ỐNG DẪN TRỨNG

administrator
VIÊM BUỒNG TRỨNG

VIÊM BUỒNG TRỨNG

administrator