XÉT NGHIỆM A1C

Thực hiện xét nghiệm A1C có thể giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh lý Đái tháo đường. Thực hiện xét nghiệm A1C thường xuyên để tầm soát cũng như theo dõi hiệu quả điều trị bệnh lý Đái tháo đường. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về xét nghiệm A1C nhé

daydreaming distracted girl in class

XÉT NGHIỆM A1C

Tổng Quan

A1C là xét nghiệm máu phổ biến dùng để chẩn đoán Đái Tháo Đường Tuýp 1 và 2. Nếu bạn đang sống chung với bệnh tiểu đường, xét nghiệm cũng sẽ được dùng để theo dõi mức độ hiệu quả trong việc quản lý nồng độ đường huyết của mình. Xét nghiệm A1C cũng được gọi là Glycat Hoá, Glycosylated hemoglobin, hemoglobin A1C hay xét nghiệm HbA1C.

Kết quả xét nghiệm A1C phản ánh hàm lượng đường huyết trung bình trong hai hay ba tháng gần nhất. Đặc biệt, A1C có thể đo lường được bao nhiêu phần trăm huyết sắc tố trong máu được phủ bởi đường (Glycat hoá). Huyết sắc tố trong hồng cầu có chức năng vận chuyển Oxy.

Nồng độ A1C càng cao, thì kiểm soát đường huyết càng kém và có nguy cơ gia tăng sự phức tạp của đái tháo đường.

Vì sao phải làm xét nghiệm này

Kết quả xét nghiệm A1C có thể giúp bác sĩ của bạn hay các nhà cung cấp dịch vụ y tế:

  • Chẩn đoán Tiền Đái Tháo Đường. Nếu bạn đang trong giai đoạn tiền đái tháo đường, thì nguy cơ phát triển thành đái tháo đường và các bệnh lý tim mạch của bạn cũng cao hơn.

  • Chẩn đoán Đái Tháo Đường tuýp 1 và 2. Để xác định bệnh đái tháo đường, bác sĩ có thể sẽ xem 2 kết quả xét nghiệm máu trong những ngày khác nhau - cả hai xét nghiệm A1C hoặc một A1C cộng với một loại xét nghiệm khác, ví dụ như xét nghiệm đường huyết lúc đói hay glucose huyết tương định kỳ.

  • Theo dõi kế hoạch điều trị của bạn. Kết quả A1C ban đầu giúp bạn thành lập nồng độ A1C chuẩn. Sau đó được lặp lại thường xuyên để giám sát kế hoạch điều trị.

Tần suất bạn cần thực hiện xét nghiệm A1C tuỳ thuộc vào loại Đái Tháo Đường, kế hoạch điều trị, bạn đã hoàn thành mục tiêu điều trị đến đâu và đánh giá lâm sàng của bác sĩ phụ trách chính. Ví dụ, A1C được khuyến cáo thực hiện:

  • Mỗi năm một lần nếu bạn đang bị tiền đái tháo đường

  • Hai lần một năm nếu không dùng insulin và mức đường huyết luôn ở trong khoảng mục tiêu 

  • Bốn lần một năm nếu có dùng insulin hoặc bạn gặp khó khăn trong việc giữ đường huyết trong khoảng mục tiêu

Bạn có thể sẽ thực hiện A1C thường xuyên nếu bác sĩ thay đổi liệu pháp điều trị hoặc bạn bắt đầu dùng loại thuốc điều trị mới.

Bạn cần làm gì

A1C là xét nghiệm máu đơn giản. Bạn không cần phải nhịn ăn để làm xét nghiệm, nên cứ ăn uống bình thường trước khi thực hiện.

Điều bạn có thể mong đợi

Trong lúc làm xét nghiệm, một kỹ thuật viên sẽ lấy mẫu máu bằng cách dùng mũi kim và tiêm vào  trong tĩnh mạch cánh tay hay chích đầu ngón tay bằng mũi dao nhỏ và nhọn. Khi máu trong tĩnh mạch đã được lấy, mẫu máu sẽ được gửi đi phân tích ở phòng thí nghiệm.

Máu ở đầu ngón tay sẽ được phân tích ở phòng khám bác sĩ để lấy kết quả trong ngày. Xét nghiệm đương nhiệm này chỉ được dùng để giám sát kế hoạch điều trị, không dùng cho chẩn đoán hoặc nghiên cứu.

Kết Quả

Kết quả xét nghiệm A1C được thể hiện dưới dạng phần trăm. Phần trăm A1C cao tương ứng với nồng độ đường huyết trung bình cao. Kết quả chẩn đoán được giải thích như sau:

  • Dưới 5.7% là bình thường

  • 5.7% đến 6.4% được chẩn đoán tiền đái tháo đường.

  • 6.5% hoặc cao hơn trong hai kết quả xét nghiệm phân biệt được chỉ định là Đái Tháo Đường.

Đối với hầu hết người trưởng thành đang chung sống với bệnh tiểu đường, mức A1C thấp hơn 7% là chỉ số điều trị chuẩn chung. Chỉ số thấp hoặc cao hơn có thể phù hợp với vài người.

Mục tiêu dưới 7% đồng nghĩa với ít nguy cơ phức tạp liên quan đến tiểu đường. Nếu chỉ số A1C của bạn trên mức mục tiêu, bác sĩ sẽ đề nghị điều chỉnh lại kế hoạch điều trị của bạn.

A1C và tự theo dõi

Một phần của kế hoạch điều trị sẽ bao gồm việc tự theo dõi tại nhà bằng đồng hồ đo đường huyết hoặc các thiết bị khác. Đội ngũ chăm sóc sức khỏe sẽ hướng dẫn số lần và thời điểm bạn sẽ cần kiểm tra đường huyết của mình.

Thiết bị tự theo dõi của bạn sẽ báo cáo nồng độ đường huyết theo miligam đường trên đề xi lít (mg/dL) hoặc milli mol đường trên lít (mmol/L). Việc đo lường sẽ cho bạn biết nồng độ đường huyết ngay tại thời điểm làm xét nghiệm. Tuy nhiên, sẽ có một vài thay đổi trong ngày dựa trên ăn uống, tập luyện, stress và các yếu tố khác.

Tự theo dõi giúp bạn quyết định chế độ dinh dưỡng, luyện tập và mục tiêu điều trị hằng ngày, nó cũng giúp theo dõi được liệu bạn có đạt được mục tiêu mong muốn hay chưa. Ví dụ, nếu A1C mục tiêu của bạn thấp hơn 7%, thì nồng độ đường huyết tự theo dõi của bạn phải ở trung bình, tức dưới 154 mg/dL (8,6 mmol/L).

Kết quả xét nghiệm A1C thường tương ứng với kết quả của nồng độ đường huyết

Nồng độ A1C

Ước tính nồng độ đường huyết (Glucose) trung bình

6%

126 mg/dL (7 mmol/L)

7%

154 mg/dL (8.6 mmol/L)

8%

183 mg/dL (10.2 mmol/L)

9%

212 mg/dL (11.8 mmol/L)

10%

240 mg/dL (13.4 mmol/L)

11%

269 mg/dL (14.9 mmol/L)

12%

298 mg/dL (16.5 mmol/L)

Những hạn chế của xét nghiệm A1C

Một vài yếu tố có thể ảnh hưởng tới độ chính xác của kết quả xét nghiệm. Bao gồm:

  • Mang thai

  • Mất máu nghiêm trọng hay vừa mới mất máu

  • Vừa mới truyền máu

  • Tình trạng được xác định thiếu hụt hồng cầu (thiếu máu)

  • Biến thể Hemoglobin

Dạng phổ biến nhất của huyết sắc tố vận chuyển Oxy được gọi là hemoglobin A. Sự có mặt của các biến thể khác của protein có thể dẫn đến kết quả xét nghiệm có thể bị sai lệch. Biến thể Hemoglobin thường phổ biến ở người Châu Phi, Địa Trung Hải và Đông Nam Á.

Nếu bạn có biến thể Hemoglobin, xét nghiệm của bạn sẽ được chuyển đến phòng thí nghiệm chuyên khoa hoặc bạn có thể sẽ cần một xét nghiệm khác để chẩn đoán và theo dõi đái tháo đường.

 

 

 
Có thể bạn quan tâm?
PHẪU THUẬT GIẢM THỂ TÍCH PHỔI

PHẪU THUẬT GIẢM THỂ TÍCH PHỔI

Phẫu thuật giảm thể tích phổi được sử dụng để cải thiện nhịp thở ở một số người bị khí phế thũng nặng, một loại bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phẫu thuật giảm thể tích phổi nhé.
administrator
SIÊU ÂM ĐỘNG MẠCH CẢNH

SIÊU ÂM ĐỘNG MẠCH CẢNH

Siêu âm động mạch cảnh là một thủ thuật an toàn được sử dụng kiểm tra lưu lượng máu lưu thông qua các động mạch cảnh. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về thủ thuật siêu âm động mạch cảnh nhé.
administrator
KÍCH THÍCH THẦN KINH PHẾ VỊ

KÍCH THÍCH THẦN KINH PHẾ VỊ

Kích thích dây thần kinh phế vị là thủ thuật cấy ghép một thiết bị để kích thích dây thần kinh phế vị nhằm điều trị chứng động kinh và trầm cảm.
administrator
THỦ THUẬT ĐỐT SÓNG CAO TẦN ĐIỀU TRỊ UNG THƯ

THỦ THUẬT ĐỐT SÓNG CAO TẦN ĐIỀU TRỊ UNG THƯ

administrator
CHỤP NHŨ ẢNH PHÂN TỬ

CHỤP NHŨ ẢNH PHÂN TỬ

Chụp nhũ ảnh phân tử là một xét nghiệm có thể thực hiện để tìm các dấu hiệu của ung thư vú. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về xét nghiệm chụp nhũ ảnh phân tử nhé.
administrator
CHỤP MẠCH VÀNH

CHỤP MẠCH VÀNH

Chụp mạch vành là thủ thuật giúp xác định một số tình trạng liên quan tới bệnh lý tim mạch. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về thủ thuật chụp mạch vành nhé.
administrator
GIÁM SÁT TÍCH CỰC UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT

GIÁM SÁT TÍCH CỰC UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT

Ung thư tuyến tiền liệt là một bệnh lý có thể ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của chúng ta. Giám sát tích cực ung thư tuyến tiền liệt giúp quản lý tốt bệnh lý ung thư tuyến tiền liệt.
administrator
LIỆU PHÁP QUẢN LÝ BÀNG QUANG VÀ RUỘT THÔNG QUA HỆ THẦN KINH

LIỆU PHÁP QUẢN LÝ BÀNG QUANG VÀ RUỘT THÔNG QUA HỆ THẦN KINH

Liệu pháp quản lý bàng quang và ruột qua hệ thần kinh bao gồm các phương pháp điều trị để giúp kiểm soát thời điểm bạn đi tiểu hoặc đi tiêu. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về liệu pháp quản lý bàng quang và ruột thông qua hệ thần kinh nhé.
administrator