CÂY ME ĐẤT

Cây me đất, hay còn được biết đến với những tên gọi: Toan tương thảo, tam diệp toan, tạc tương thảo, ba chìa. Cây Me đất không chỉ là loài cây mọc dại quen thuộc mà còn là vị thuốc quý thường được sử dụng để điều trị bệnh. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng thanh nhiệt, sát trùng, lợi tiểu rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

CÂY ME ĐẤT

Đặc điểm tự nhiên

Cây me đất là loại cây thân thảo, có thể sống lâu năm. Cây mọc bò sát đất với thân mảnh hơi có màu đỏ nhạt và hơi có lông. Lá chét mỏng hình tim và có cuống dài. 

Hoa mục thành tán, mỗi tán gồm 2 – 3 hoa, đôi khi 4 hoa. Hoa có màu vàng hoặc đỏ. Quả nang thuôn dài, khi chín nứt dọc thành các mảng cong lại, tung hạt đi xa. 

Hạt hình trứng, màu nâu thẫm, dẹt, có bướu, mọc thành hàng rất đều.

Mùa hoa từ tháng 3 đến tháng 7.

Cây me đất là loại cây mọc hoang, có thể tìm thấy ở những nơi đất ẩm mát như trong vườn, cá bãi đất hoang hoặc bờ ruộng.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây có thể được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Thu hoạch vào tháng 6-7.

Chế biến: Nhổ cả cây và rễ, sau đó rửa sạch và phơi trong bóng râm. Phơi khô hoặc dùng tươi.

Lá có vị chua, thường luộc ăn với rau muống.

Cất trữ nơi thoáng mát, nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Dược liệu nếu quả trải qua sơ chế cần để nơi khô ráo, thông thoáng.

Thành phần hóa học

Thân cây me đất chứa các hoạt chất chính như kali, acid oxalic và oxalat. Ngoài ra, trong cây me đất còn chứa các thành phần khác như Vitamin C, B2, caroten, acid tartric, citric, calci,...

Tác dụng

+Tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm: Cao nước từ cây có tác dụng kháng tụ cầu vàng, nước ép toàn cây kháng vi khuẩn gram dương.

+Tác dụng diệt côn trùng.

+Tác dụng thanh nhiệt, lợi tiêu hóa, lợi tiểu.

+Tác dụng dùng ngoài trị nhọt độc sưng hoặc nấm chân da.

+Lá nghiền ra hãm trong nước sôi vài giờ, hoặc toàn cây sắc uống có tác dụng giải nhiệt và trị kiết lỵ.

+Tác dụng thông tiểu tiện, chữa viêm niệu đạo.

+Tác dụng giải nhiệt, sát trùng.

+Tác dụng an thần, chữ chứng mất ngủ.

Công dụng

Cây me đất có vị chua, tính mát, không độc sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị ngã bong gân gây sưng đau.

+Điều trị huyết áp cao.

+Điều trị sổ mũi, sốt, ho, viêm họng.

+Điều trị viêm gan, viêm ruột, lỵ.

+Điều trị các bệnh đường tiết niệu và sỏi.

+Điều trị suy nhược thần kinh.

+Điều trị ngứa ngáy, rôm sảy.

+Điều trị trằn trọc, khát nước, sốt cao.

+Điều trị ho do thử nhiệt.

+Điều trị viêm đường tiết niệu.

+Điều trị viêm gan vàng da do thấp nhiệt.

Liều dùng

Cây me đất thường dùng dưới dạng sắc thuốc hoặc chế biến thành món ăn. Liều dùng tối đa mỗi ngày đối với me đất khô 5 – 10 gram và tươi là 30 – 50 gram.

Lưu ý khi sử dụng

+Chứa nhiều acid oxalic, đặc biệt là thành phần hoạt chất oxalat kali có thể gây sỏi thận hoặc sỏi trong bàng quang. Vì vậy, những người bị đang bị sỏi thận, bàng quang… cũng không nên dùng.

+Không nên dùng quá cao vì muối oxalate độc ở liều 20 – 30 g. Triệu chứng ngộ độc là vô niệu, gây suy thận cấp.

+Không dùng cho phụ nữ đang mang thai.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
HOA BÁCH HỢP

HOA BÁCH HỢP

Hoa bách hợp, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây tỏi rừng, cánh hoa li ly, cà ngái dòi, kíp pá, khẻo ma. Bách hợp là một loài hoa dáng hình lộng lẫy, kiêu sa và mùi hương thơm dễ chịu, thanh tao. Bách hợp mang trên mình ý nghĩa tượng trưng cho vẻ đẹp thuần khiết, sự hòa thuận tốt lành. Nhưng không chỉ có vậy, chúng còn là một vị thuốc giúp an thần, bổ tim phổi, chữa ho. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
GỐI HẠC

GỐI HẠC

Gối hạc, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bí dại, mũn, phi tử, mịa chay, kim lê, gối hạc tía, đơn gối hạc, củ đen. Gối hạc là một loại cây mọc hoang dại ở vùng đồi núi. Đây là một cây thuốc được dùng trong dân gian để điều trị các chứng sưng đau khớp gối, đau lưng, đau xương khớp, nhức mỏi. Ngoài ra, nó còn có thể trị đau bụng, rong kinh. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CAM THẢO ĐẤT

CAM THẢO ĐẤT

Cam thảo đất là loại dược liệu có công dụng hữu hiệu mà từ lâu đời dân gian xem như là vị thuốc nam quý. Cây cam thảo đất hay còn gọi là cây thảo nam, dã cam thảo, hoặc thổ cam thảo có vị đắng, ngọt, tính mát. Thường được sử dụng để điều trị ho, phù nề, cảm cúm, sởi hay tăng cường cảm giác ngon miệng khi ăn uống, cùng nhiều bệnh lý khác. Tên khoa học: Seoparia dulics L Họ: Hoa mõm chó – Scrophulariaceae
administrator
CÂY CANH CHÂU

CÂY CANH CHÂU

Cây canh châu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Chanh châu, kim châu, tước mai đằng, xích chu đằng, khan slam, sơn minh trà. Canh châu được biết đến là loài cây thường được trồng để làm cảnh. Dân gian lại thường dùng lá Canh châu dùng riêng hoặc phối với lá vối, hãm nước uống thay trà, có tác dụng giải khát, đề phòng bệnh sởi. Ngoài ra, lá của cây canh châu còn được nấu để uống vào mùa hè nhằm giải khát và thanh nhiệt. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
VÀNG ĐẮNG

VÀNG ĐẮNG

Vàng đắng (Coscinium fenestratum) là một loài cây thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae), phân bố ở Nam Á và Đông Nam Á. Cây có tên tiếng Anh là "tree turmeric" và được sử dụng trong y học truyền thống để chữa các bệnh như tiêu chảy, sốt rét, viêm gan, và rối loạn tiêu hóa. Thành phần hoạt chất chính của Vàng đắng là alkaloid berberin. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Vàng đắng và những công dụng của dược liệu này nhé.
administrator
CÂY HÀM ẾCH

CÂY HÀM ẾCH

Cây hàm ếch, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tam bạch thảo, trầu nước, đường biên ngẫu. Cây hàm ếch là loài thực vật thân thảo, thường mọc dại ở những khu vực ẩm ướt như bờ ruộng, ven suối. Thảo dược này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và tiêu thũng, được sử dụng trong bài thuốc trị chứng bạch đới, đau nhức xương khớp do thay đổi thời tiết, mụn nhọt sưng tấy,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TINH DẦU QUÝT

TINH DẦU QUÝT

Tinh dầu quýt được chiết xuất từ phần vỏ của quả quýt, cùng với những tinh dầu thuộc nhóm cam chanh có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Loại tinh dầu này mang lại hiệu quả thư giãn thần kinh, cải thiện các bệnh lý hệ hô hấp và nhiều tình trạng khác. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu quýt và công dụng tuyệt vời của nó.
administrator
DIÊM SINH

DIÊM SINH

Diêm sinh, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hoàng nha, lưu hoàng, oải lưu hoàng, thạch lưu hoàng. Diêm sinh (Lưu hoàng) không chỉ là khoáng vật tự nhiên được khai thác dung trong các ngành công nghiệp mà đây còn là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator