CHỤP CẮT LỚP PHÁT XẠ POSITRON

Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) là một xét nghiệm hình ảnh có thể giúp cho biết chức năng chuyển hóa hoặc sinh hóa của các mô và cơ quan trong cơ thể. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về chụp cắt lớp phát xạ positron nhé.

daydreaming distracted girl in class

CHỤP CẮT LỚP PHÁT XẠ POSITRON

Tổng quan

Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) là một xét nghiệm hình ảnh có thể giúp cho biết chức năng chuyển hóa hoặc sinh hóa của các mô và cơ quan trong cơ thể. Chụp PET sử dụng một loại thuốc phóng xạ (chất đánh dấu) nhằm giúp làm nổi bật cả hoạt động trao đổi chất bình thường và bất thường. Chụp PET thường có thể phát hiện quá trình chuyển hóa bất thường của chất đánh dấu trong một số bệnh lý trước khi nó xuất hiện trên các xét nghiệm hình ảnh khác, chẳng hạn như chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI).

Chất đánh dấu thường được tiêm vào tĩnh mạch ở cánh tay của bạn. Sau đó, chất đánh dấu sẽ hấp thu vào các khu vực trên cơ thể bạn có mức độ hoạt động trao đổi chất hoặc sinh hóa cao hơn, thường giúp xác định chính xác vị trí của bệnh. Chụp PET thường được kết hợp với CT hoặc MRI và được gọi là chụp PET-CT hoặc PET-MRI.

Tại sao cần thực hiện

Chụp PET là một thủ thuật hiệu quả để giúp xác định nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm ung thư, bệnh tim và rối loạn não. Bác sĩ của bạn có thể sử dụng thông tin này để giúp chẩn đoán, theo dõi hoặc điều trị tình trạng của bạn.

Ung thư

Tế bào ung thư được hiển thị dưới dạng điểm sáng trên hình chụp PET vì chúng có quá trình trao đổi chất nhiều hơn các tế bào bình thường. Chụp PET có thể hữu ích trong:

  • Phát hiện ung thư

  • Cho biết liệu ung thư của bạn đã lan rộng chưa

  • Kiểm tra xem liệu pháp điều trị ung thư có hiệu quả hay không

  • Phát hiện ung thư tái phát

Chụp PET phải được kiểm tra cẩn thận vì các tình trạng không phải ung thư có thể cho kết quả như ung thư và một số bệnh ung thư không được hiển thị trên hình chụp PET. Nhiều loại khối u rắn có thể được phát hiện bằng chụp PET-CT và PET-MRI, bao gồm:

  • Não

  • Nhũ hoa

  • Cổ tử cung

  • Đại trực tràng

  • Thực quản

  • Đầu và cổ

  • Phổi

  • Hệ thống bạch huyết

  • Tuyến tụy

  • Tuyến tiền liệt

  • Da

  • Tuyến giáp

Tim

Chụp PET có thể cho biết các khu vực giảm lưu lượng máu trong tim. Thông tin này có thể giúp bạn và bác sĩ của bạn quyết định, chẳng hạn như bạn có thể được lợi từ thủ thuật mở động mạch tim bị tắc (nong mạch) hay phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.

Rối loạn não

Chụp PET có thể được sử dụng để đánh giá một số tình trạng rối loạn não nhất định, chẳng hạn như khối u, bệnh Alzheimer và động kinh.

Rủi ro

Để chụp PET, một loại thuốc phóng xạ (chất đánh dấu) sẽ được tiêm vào tĩnh mạch. Bởi vì lượng bức xạ bạn tiếp xúc với chất đánh dấu là rất nhỏ, nguy cơ bị ảnh hưởng xấu từ bức xạ là thấp. Nhưng bạn có thể:

  • Cho thai nhi của bạn tiếp xúc với bức xạ nếu bạn đang mang thai

  • Cho con bạn tiếp xúc với bức xạ nếu bạn đang cho con bú

  • Gây ra phản ứng dị ứng, mặc dù trường hợp này hiếm khi xảy ra

Nói chuyện với bác sĩ của bạn về những lợi ích và rủi ro của chụp PET.

Bạn cần chuẩn bị như thế nào?

Thông báo với bác sĩ của bạn:

  • Nếu bạn đã từng mắc phản ứng dị ứng nghiêm trọng

  • Nếu bạn bị ốm gần đây hoặc bạn mắc một bệnh lý khác, chẳng hạn như bệnh tiểu đường

  • Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc, vitamin hoặc chất bổ sung thảo dược nào

  • Nếu bạn đang mang thai hoặc bạn nghĩ rằng bạn có thể mang thai

  • Nếu bạn đang cho con bú

  • Nếu bạn sợ không gian kín

Bác sĩ sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn cách để chuẩn bị cho quá trình chụp cắt lớp. Một nguyên tắc chung là tránh tập thể dục gắng sức trong vài ngày trước khi xét nghiệm và ngừng ăn 4 giờ trước khi chụp.

Quá trình thực hiện

Thiết bị chụp PET-CT hoặc PET-MRI là một loại máy lớn trông giống như một chiếc bánh rán khổng lồ đứng thẳng, tương tự như máy chụp CT hoặc MRI.

Thủ thuật mất khoảng hai giờ để hoàn thành và thường không yêu cầu nằm viện qua đêm. Khi bạn đến để xét nghiệm, bạn có thể được yêu cầu:

  • Thay áo choàng bệnh viện

  • Làm trống bàng quang của mình

Một nhân viên y tế tiêm thuốc phóng xạ (chất đánh dấu) vào tĩnh mạch ở cánh tay của bạn. Bạn có thể nhanh chóng cảm thấy cảm giác lạnh di chuyển trên cánh tay của bạn. Bạn sẽ được nghỉ ngơi và giữ im lặng trên ghế từ 30 đến 60 phút trong khi chất đánh dấu hấp thụ trong cơ thể bạn.

Trong quá trình

Khi bạn đã sẵn sàng, bạn được trên một chiếc bàn hẹp, có đệm. Sau đó chiếc bàn này trượt vào phần bên trong của máy quét trông giống như một lỗ ở chiếc bánh rán. Trong quá trình quét, bạn phải nằm yên để hình ảnh không bị mờ. Mất khoảng 30 phút để hoàn thành chụp PET-CT và 45 phút để chụp PET-MRI. Thiết bị có thể phát ra tiếng kêu lách cách.

Xét nghiệm này không gây đau đớn. Nếu bạn sợ không gian kín, bạn có thể xuất hiện cảm giác lo lắng khi ở trong thiết bị. Hãy chắc chắn nói với y tá hoặc kỹ thuật viên về bất kỳ sự lo lắng nào khiến bạn khó chịu. Họ có thể cho bạn một loại thuốc để giúp thư giãn.

Sau khi làm thủ thuật

Sau khi xét nghiệm, bạn có thể tiếp tục ngày của mình như bình thường. Bạn sẽ cần uống nhiều nước để có thể đào thải chất đánh dấu ra khỏi cơ thể.

Kết quả

Bác sĩ X quang sẽ gửi kết quả cho bác sĩ của bạn.

Bác sĩ X quang có thể so sánh hình ảnh PET của bạn với hình ảnh từ các xét nghiệm khác mà bạn đã được thực hiện gần đây, chẳng hạn như MRI hoặc CT. Hoặc các hình ảnh PET có thể được kết hợp để cung cấp thêm thông tin chi tiết về tình trạng của bạn.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
KIỂM TRA TINH HOÀN

KIỂM TRA TINH HOÀN

Tự kiểm tra hay thăm khám tinh hoàn là một hoạt động nhằm kiểm tra bề ngoài và cảm giác của tinh hoàn, có thể giúp bạn nhận thức được rõ hơn về tình trạng và phát hiện những thay đổi nếu có.
administrator
SINH CON BẰNG KẸP FORCEPS

SINH CON BẰNG KẸP FORCEPS

Sinh con bằng kẹp Forceps là một thủ thuật hỗ trợ các bà mẹ trong quá trình sinh con. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về thủ thuật sinh con bằng kẹp Forceps nhé.
administrator
XÉT NGHIỆM C-REACTIVE PROTEIN

XÉT NGHIỆM C-REACTIVE PROTEIN

Xét nghiệm protein phản ứng C đặc biệt là hs-CRP có thể được sử dụng để xác định nguy cơ phát triển bệnh động mạch vành. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về xét nghiệm CRP nhé.
administrator
TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC

TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC

Tái tạo dây chằng chéo trước là phẫu thuật giúp điều trị tình trạng chấn thương dây chằng. Kết hợp với các bài tập phục hồi chức năng có thể giúp bạn nhanh chóng cải thiện chất lượng cuộc sống. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tái tạo dây chằng chéo trước nhé
administrator
LIỆU PHÁP HORMONE NỮ TÍNH HÓA

LIỆU PHÁP HORMONE NỮ TÍNH HÓA

Liệu pháp hormone nữ hóa là phương pháp được sử dụng ở những người chuyển giới nữ nhằm đạt được sự thay đổi về vẻ bề ngoài của họ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về liệu pháp hormone nữ hóa nhé.
administrator
PHẪU THUẬT CĂNG DA MẶT

PHẪU THUẬT CĂNG DA MẶT

Căng da mặt là một thủ thuật phẫu thuật thẩm mỹ có thể làm giảm tình trạng da chảy xệ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phẫu thuật căng da mặt nhé.
administrator
CẤY GHÉP TIM

CẤY GHÉP TIM

Ghép tim là phẫu thuật được thực hiện để thay thế một trái tim bị suy giảm chức năng khi tình trạng này không cải thiện khi dùng thuốc hoặc các phẫu thuật khác. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phẫu thuật ghép tim nhé.
administrator
PHẪU THUẬT CẤY GHÉP IMPLANT

PHẪU THUẬT CẤY GHÉP IMPLANT

Phẫu thuật cấy ghép implant là một thủ thuật thay thế răng bị hư hỏng hoặc mất bằng răng nhân tạo có hình dáng và chức năng giống như răng thật. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phẫu thuật cấy ghép implant nhé.
administrator