DỊ ỨNG SỮA

daydreaming distracted girl in class

DỊ ỨNG SỮA

 

Tổng quan

Dị ứng sữa là một phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch của cơ thể đối với sữa hay các sản phẩm có chứa sữa. Đây là tình trạng dị ứng thực phẩm phổ biến nhất ở trẻ em. Sữa bò là nguyên nhân hay gặp gây dị ứng, nhưng sữa cừu, dê, trâu hay các động vật có vú khác cũng có thể gây ra tình trạng này.

Phản ứng dị ứng thường xảy ra ngay sau khi bạn hoặc con bạn uống sữa. Các triệu chứng dị ứng sữa từ nhẹ tới nặng bao gồm thở khò khè, nôn mửa, nổi mề đay và các vấn đề về đường tiêu hóa. Dị ứng sữa có thể gây ra sốc phản vệ - một phản ứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng.

Hạn chế sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa là cách điều trị chính. Một điều may mắn là hầu hết tất cả trẻ em khi lớn lên đều không còn mắc phải tình trạng này.

Triệu chứng

Các triệu chứng của dị ứng sữa thường khác nhau ở những cá nhân khác nhau, xuất hiện từ vài phút đến vài giờ sau khi uống sữa hay ăn các sản phẩm từ sữa. Các triệu chứng của dị ứng sữa bao gồm:

  • Nổi mề đay

  • Thở khò khè

  • Cảm giác ngứa ở quanh miệng

  • Sưng môi, lưỡi hay cổ họng

  • Ho hay khó thở

  • Nôn mửa

Sau đó, một số triệu chứng khác có thể xuất hiện như:

  • Tiêu chảy, đi phân lỏng và có thể có máu

  • Đau bụng

  • Sổ mũi

  • Chảy nước mắt

  • Hội chứng colic – quấy khóc do đau bụng ở trẻ em

Xử lý dị ứng sữa ở trẻ

Dị ứng sữa hay gặp ở trẻ em

Dị ứng sữa hay không dung nạp sữa?

Dị ứng sữa khác với không dung nạp protein trong sữa và không dung nạp lactose. Không dung nạp sữa không liên quan tới hệ miễn dịch, và cách điều trị của 2 tình trạng này cũng khác nhau.

Các dấu hiệu của tình trạng không dung nạp sữa bao gồm các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, tiêu chảy,... sau khi uống sữa hay các sản phẩm từ sữa.

Sốc phản vệ

Dị ứng sữa có thể gây ra sốc phản vệ, gây thu hẹp đường thở dẫn tới tắc thở. Sữa là thực phẩm phổ biến thứ 3 – sau đậu phộng và các loại hạt, gây ra sốc phản vệ. Đây là một tình trạng cấp cứu y tế, cần tiêm epinephrine và được điều trị cấp cứu. Các triệu chứng báo hiệu sốc phản vệ có thể là:

  • Co thắt đường thở, cổ họng sưng tấy gây khó thở

  • Đỏ bừng mặt

  • Ngứa

  • Sốc, huyết áp giảm rõ rệt

Nguyên nhân

Các trường hợp bị dị ứng sữa là do rối loạn chức năng của hệ thống miễn dịch. Nó cho rằng một số protein có trong sữa là có hại, kích hoạt sản xuất các kháng thể immunoglobulin E (IgE) để trung hòa protein (chất gây dị ứng). Khi tiếp xúc với các protein này lần sau, các kháng thể IgE sẽ nhận ra để các tế bào giải phóng histamine và các chất trung gian khác gây ra các triệu chứng của dị ứng sữa. Hai loại protein chính trong sữa bò có thể gây dị ứng là:

  • Casein, có trong phần rắn của sữa khi đông lại

  • Whey, có trong phần lỏng của sữa khi đông lại

Yếu tố nguy cơ

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ dị ứng sữa bao gồm:

  • Mắc các dị ứng khác.

  • Viêm da dị ứng. Những trẻ bị viêm da dị ứng – một bệnh lý mãn tính rất phổ biến, có nhiều nguy cơ bị dị ứng thực phẩm hơn.

  • Tiền sử gia đình. Khi cha hoặc mẹ của bạn bị dị ứng thực phẩm hay các bệnh dị ứng khác như hen suyễn, phát ban,... thì bạn có nguy cơ cao hơn.

  • Tuổi. Dị ứng sữa phổ biến hơn ở trẻ em. Khi chúng ta lớn lên, hệ tiêu hóa phát triển và ít có khả năng mắc dị ứng sữa hơn.

Các lựa chọn thay thế sữa ở trẻ

Ở những trẻ mắc dị ứng sữa, cho con bú sữa mẹ hay sử dụng sữa công thức có thể giúp ngăn ngừa xuất hiện các dị ứng.

  • Cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất. Bên cạnh đó, nó còn không gây ra dị ứng sữa ở trẻ.

  • Sữa công thức ít gây dị ứng, được sản xuất bằng các enzyme thủy phân protein có trong sữa như casein, whey. Một số sản phẩm không dựa vào sữa mà bổ sung thêm các axit amin nên ít có khả năng gây dị ứng.

  • Sữa công thức được sản xuất từ đậu nành. Công thức sữa từ đậu nành giúp cung cấp dinh dưỡng cho trẻ một cách tối đa.

Bé Bị Dị Ứng Sữa - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Xử Lý

Sữa là thực phẩm rất phổ biến hiện nay

Chẩn đoán

Khi mắc dị ứng thực phẩm, không dễ để xác định loại thực phẩm nào gây ra tình trạng dị ứng ở bạn. Để đánh giá nguy cơ dị ứng sữa, các bác sĩ có thể:

  • Hỏi chi tiết về các triệu chứng

  • Khám sức khỏe

  • Hỏi về các loại thực phẩm mà bạn hay con bạn sử dụng

  • Loại sữa ra khỏi thực đơn và kiểm tra xem bạn còn gặp các phản ứng tương tự hay không

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể được làm 2 xét nghiệm sau:

  • Test da. Da của bạn sẽ được chích và tiếp xúc với một lượng nhỏ protein trong sữa. Nếu xuất hiện nốt phồng (phát ban) tại vị trí đó thì có thể bạn bị dị ứng sữa.

  • Xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu nhằm kiểm tra lượng kháng thể IgE trong cơ thể của bạn.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể cho bạn ăn thử các sản phẩm có sữa hay các thực phẩm khác với lượng tăng dần để kiểm tra.

Điều trị

Cách điều trị duy nhất của dị ứng sữa là tránh uống sữa và các sản phẩm từ sữa. Điều này có thể khó thực hiện do sữa là thành phần rất phổ biến trong nhiều loại thực phẩm. Bên cạnh đó, một số người dị ứng sữa có thể dung nạp sữa ở một số dạng như sữa đun nóng hay sữa chua.

Nếu con của bạn vô tình uống sữa, thuốc kháng histamine có thể giảm nhẹ các triệu chứng của dị ứng sữa. Nếu triệu chứng dị ứng sữa diễn tiến nghiêm trọng, bạn có thể cần tiêm epinephrine khẩn cấp và điều trị cấp cứu.

 

 

 
Có thể bạn quan tâm?
HỘI CHỨNG WISKOTT-ALDRICH

HỘI CHỨNG WISKOTT-ALDRICH

administrator
CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO (TBI)

CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO (TBI)

administrator
SUY GIÁP BẨM SINH

SUY GIÁP BẨM SINH

administrator
BẠCH BIẾN

BẠCH BIẾN

administrator
LAO CƠ XƯƠNG

LAO CƠ XƯƠNG

Bệnh lao cơ xương (lao xương khớp) thường gặp ở trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên nhiều hơn ở những người lớn tuổi. Cột sống là vị trí phổ biến nhất của bệnh lao cơ xương, tiếp đến là các vị trí ở hông và đầu gối. Ở cột sống, phần bị ảnh hưởng thông thường là các thân đốt sống và đĩa đệm ở vùng thắt lưng. Các vùng liên quan khác có thể liên quan đến đốt sống cổ, chỗ nối đĩa đệm, xương cùng và các khớp xương cùng. Ngoài ra, xương sườn, xương chậu, xương nhỏ của bàn chân và khớp bàn chân, xương dài, khớp xương ức và xương ức cũng có thể bị nhiễm trùng do vi khuẩn lao gây nên. Đôi khi, một người mắc bệnh có thể có nhiều hơn một vị trí bị ảnh hưởng bởi bệnh lao cơ xương được gọi là bệnh lao xương đa vị trí.
administrator
MÓNG QUẶP (MÓNG MỌC NGƯỢC)

MÓNG QUẶP (MÓNG MỌC NGƯỢC)

administrator
HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU

HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU

administrator
HỘI CHỨNG MARFAN

HỘI CHỨNG MARFAN

administrator