GHÉP GIÁC MẠC

Ghép giác mạc (keratoplasty) là một thủ thuật phẫu thuật được sử dụng để phục hồi thị lực, giảm đau và cải thiện tầm nhìn của giác mạc bị tổn thương hoặc do bệnh lý.

daydreaming distracted girl in class

GHÉP GIÁC MẠC

Tổng quan

Ghép giác mạc (keratoplasty) là một thủ thuật phẫu thuật để thay thế một phần giác mạc của bạn bằng mô giác mạc từ người hiến tặng. Giác mạc là bề mặt trong suốt có hình vòm bên trong mắt. Đó là nơi mà ánh sáng đi vào mắt và là một phần quan trọng góp phần vào khả năng nhìn rõ của mắt.

Ghép giác mạc có thể phục hồi thị lực, giảm đau và cải thiện tầm nhìn của giác mạc bị tổn thương hoặc do bệnh lý.

Hầu hết các thủ thuật ghép giác mạc đều thành công. Tuy nhiên, ghép giác mạc có nguy cơ biến chứng nhỏ, chẳng hạn như tình trạng đào thải giác mạc của người hiến tặng.

Tại sao cần thực hiện

Ghép giác mạc thường được sử dụng nhất để phục hồi thị lực cho những người có giác mạc bị hỏng. Ghép giác mạc cũng có thể làm giảm đau hoặc các dấu hiệu và triệu chứng khác liên quan đến các bệnh lý về giác mạc.

Một số tình trạng có thể được điều trị bằng cách ghép giác mạc, bao gồm:

  • Giác mạc phình ra ngoài (keratoconus)

  • Chứng loạn dưỡng Fuchs, một tình trạng di truyền

  • Giác mạc mỏng hoặc bị rách

  • Sẹo giác mạc do nhiễm trùng hoặc chấn thương

  • Sưng giác mạc

  • Loét giác mạc không đáp ứng với điều trị y tế

  • Các biến chứng do phẫu thuật mắt trước đó gây ra

Rủi ro

Ghép giác mạc tương đối an toàn. Tuy nhiên, nó vẫn mang một nguy cơ nhỏ về các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Nhiễm trùng mắt

  • Tăng áp lực trong nhãn cầu (bệnh tăng nhãn áp)

  • Các vấn đề với các mũi khâu được sử dụng để cố định giác mạc cấy ghép

  • Đào thải giác mạc của người hiến tặng

  • Sự chảy máu

  • Các vấn đề về võng mạc, chẳng hạn như bong hoặc sưng võng mạc

Các dấu hiệu và triệu chứng của đào thải giác mạc

Hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn có thể tấn công nhầm giác mạc của người hiến tặng. Đây được gọi là sự đào thải và có thể cần điều trị y tế hoặc cấy ghép giác mạc khác.

Hẹn gặp bác sĩ nhãn khoa khẩn cấp nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu và triệu chứng của đào thải, chẳng hạn như:

  • Mất thị lực

  • Đau mắt

  • Mắt đỏ

  • Nhạy cảm với ánh sáng

Sự đào thải xảy ra ở khoảng 10% của các ca ghép giác mạc.

Bạn cần chuẩn bị như thế nào

Trước khi phẫu thuật ghép giác mạc, bạn sẽ cần được:

  • Kiểm tra mắt kỹ lưỡng. Bác sĩ nhãn khoa của bạn sẽ tìm kiếm các tình trạng có thể gây ra biến chứng sau khi phẫu thuật.

  • Đo mắt. Bác sĩ nhãn khoa của bạn xác định kích thước giác mạc của người hiến tặng mà bạn cần.

  • Đánh giá về tất cả các loại thuốc và chất bổ sung bạn đang dùng. Bạn có thể cần ngừng dùng một số loại thuốc hoặc chất bổ sung trước hoặc sau khi cấy ghép giác mạc.

  • Điều trị các vấn đề về mắt khác. Các vấn đề về mắt không liên quan, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc viêm, có thể làm giảm cơ hội cấy ghép giác mạc thành công. Bác sĩ mắt sẽ điều trị những vấn đề đó trước khi bạn được phẫu thuật.

Tìm giác mạc hiến tặng

Giác mạc được sử dụng trong cấy ghép giác mạc đến từ những người đã qua đời. Giác mạc không được sử dụng từ những người chết không rõ nguyên nhân hoặc từ những người hiến tặng có một số bệnh lý, chẳng hạn như bệnh có thể lây lan, đã từng phẫu thuật mắt trước đó hoặc bệnh về mắt.

Không giống như với các cơ quan như gan và thận, những người cần ghép giác mạc không yêu cầu mô phù hợp. Ở Hoa Kỳ, giác mạc của người hiến tặng khá nhiều nên thường không cần ở trong danh sách chờ đợi lâu.

Thủ tục cấy ghép một phần giác mạc

Thủ thuật ghép giác mạc có thể được thực hiện để loại bỏ toàn bộ hoặc một phần của giác mạc bị tổn thương và thay thế nó bằng mô khỏe mạnh của người hiến tặng. Bác sĩ phẫu thuật sẽ quyết định sử dụng phương pháp nào. Các loại thủ thuật này bao gồm:

  • Ghép giác mạc xuyên (penetrating keratoplasty: PK) hay còn gọi là phẫu thuật thay thế toàn bộ giác mạc. Bác sĩ phẫu thuật của bạn sẽ cắt toàn bộ phần giác mạc bất thường hoặc bị tổn thương. Một dụng cụ đặc biệt được sử dụng để thực hiện thủ thuật cắt này. Giác mạc của người hiến tặng sẽ được căn chỉnh cho vừa vặn và được đặt vào. Bác sĩ phẫu thuật của bạn sau đó sử dụng chỉ khâu để khâu giác mạc mới vào đúng vị trí. Các vết khâu có thể được gỡ bỏ trong một cuộc hẹn tái khám sau đó.

  • Phẫu thuật giác mạc nội mô (EK). Thủ thuật này loại bỏ mô bệnh khỏi các lớp giác mạc phía sau, bao gồm cả nội mô và một lớp mô mỏng bảo vệ nội mô khỏi bị thương và nhiễm trùng (màng Descemet). Mô của người hiến tặng sẽ thay thế mô vào vị trí này.

    Có hai loại phẫu thuật giác mạc nội mô. Loại đầu tiên, được gọi là thay thế Descemet nội mô (DSEK), sử dụng mô của người hiến tặng để thay thế khoảng một phần ba giác mạc.

    Loại thứ hai, được gọi là màng Descemet nội mô(DMEK), sử dụng một lớp mô hiến cực kỳ mỏng và dễ vỡ. Thủ tục này khó hơn DSEK và được sử dụng phổ biến hơn.

  • Ghép giác mạc lớp mỏng ở trước (ALK). Có hai phương pháp khác nhau loại bỏ mô bệnh khỏi các lớp giác mạc phía trước, bao gồm biểu mô và lớp đệm, nhưng vẫn giữ nguyên lớp nội mô phía sau.

    Độ sâu của tổn thương giác mạc sẽ giúp xác định loại thủ thuật ALK phù hợp với bạn. Phẫu thuật giác mạc bề mặt trước (SALK) chỉ thay thế các lớp phía trước của giác mạc, để lại lớp đệm và nội mô khỏe mạnh nguyên vẹn. Thủ thuật phẫu thuật giác mạc sâu (DALK) được sử dụng khi tình trạng tổn thương giác mạc ở sâu hơn vào lớp đệm. Mô khỏe mạnh từ người hiến tặng sau đó sẽ được gắn vào để thay thế phần đã bị loại bỏ.

  • Ghép giác mạc nhân tạo (keratoprosthesis). Trong một số trường hợp, nếu bệnh nhân không đủ điều kiện để ghép giác mạc từ giác mạc của người hiến tặng, họ có thể nhận được giác mạc nhân tạo.

Bác sĩ sẽ thảo luận về phương pháp phẫu thuật ghép giác mạc nào là tốt nhất cho bạn, những gì sẽ xảy ra trong quá trình phẫu thuật và giải thích những rủi ro của thủ thuật.

Quá trình thực hiện

Trong quá trình

Vào ngày ghép giác mạc, bạn sẽ được tiêm thuốc an thần để giúp thư giãn, gây tê cục bộ để làm tê mắt, hoặc sử dụng thuốc bạn sẽ đi vào giấc ngủ. Dù bằng cách nào, bạn cũng sẽ không cảm thấy đau đớn.

Mỗi lần phẫu thuật được thực hiện trên một bên mắt. Thời gian phẫu thuật là khác nhau và tùy thuộc vào tình trạng của bạn.

Sau khi làm thủ thuật

Sau khi hoàn thành ca ghép giác mạc, bạn có thể:

  • Sử dụng thuốc thuốc. Thuốc nhỏ mắt và đôi khi, thuốc uống ngay sau khi ghép giác mạc và trong quá trình hồi phục sẽ giúp kiểm soát nhiễm trùng, tình trạng sưng và đau. Thuốc nhỏ mắt để ngăn chặn hệ thống miễn dịch giúp ngăn ngừa sự đào thải của giác mạc.

  • Đeo kính bảo vệ mắt. Sử dụng tấm che mắt hoặc kính bảo vệ mắt của bạn trong quá trình hồi phục.

  • Nằm ngửa. Tùy thuộc vào loại cấy ghép, bạn có thể phải thực hiện điều này một thời gian sau khi phẫu thuật để giúp mô mới nằm ở đúng vị trí.

  • Tránh chấn thương. Hãy lên kế hoạch thực hiện các công việc sau khi ghép giác mạc và từ từ bắt đầu các hoạt động bình thường của bạn, bao gồm cả tập thể dục. Đừng dụi hoặc ấn vào mắt. Trong suốt phần còn lại của cuộc đời, bạn sẽ cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung để tránh gây hại cho mắt của mình.

  • Tái khám để kiểm tra theo dõi thường xuyên. Bạn nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa thường xuyên trong năm đầu sau khi phẫu thuật để theo dõi sự tiến triển và tìm kiếm các biến chứng.

Kết quả

Hầu hết những người được ghép giác mạc sẽ phục hồi ít nhất một phần thị lực. Những gì bạn có thể đạt được sau khi ghép giác mạc tùy thuộc vào lý do phẫu thuật và sức khỏe của bạn.

Nguy cơ biến chứng và đào thải giác mạc của bạn vẫn sẽ tiếp tục gặp phải trong nhiều năm sau khi ghép giác mạc. Vì lý do này, hãy đi khám bác sĩ nhãn khoa hàng năm. Sự đào thải giác mạc thường có thể được quản lý bằng thuốc.

Điều chỉnh thị lực sau phẫu thuật

Ban đầu thị lực của bạn có thể kém hơn so với trước khi phẫu thuật do mắt bạn chưa thích nghi với giác mạc mới. Có thể mất vài tháng để thị lực của bạn được cải thiện.

Khi lớp ngoài giác mạc của bạn đã lành – từ vài tuần đến vài tháng sau khi phẫu thuật - bác sĩ nhãn khoa sẽ làm việc để thực hiện các điều chỉnh có thể cải thiện thị lực của bạn, chẳng hạn như:

  • Điều chỉnh tình trạng giác mạc không đồng đều (loạn thị). Các mũi khâu giữ giác mạc của người hiến tặng cố định trên mắt của bạn có thể gây ra vết lõm hay vết lồi trên giác mạc, làm cho tầm nhìn của bạn bị mờ thành từng điểm. Bác sĩ của bạn có thể khắc phục điều này bằng cách giải phóng một số mũi khâu và thắt chặt ở những vị trí khác.

  • Điều chỉnh các vấn đề về thị lực. Các tật khúc xạ, chẳng hạn như cận thị và viễn thị, có thể được điều chỉnh bằng kính, kính áp tròng hoặc trong một số trường hợp là phẫu thuật mắt bằng laser.

 

Có thể bạn quan tâm?
CHỤP X-QUANG NGỰC 3D

CHỤP X-QUANG NGỰC 3D

Chụp X-quang ngực 3D (3D mammogram) là một phương pháp xét nghiệm giúp bác sĩ quan sát và kiểm tra một số bệnh lý ở ngực. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về chụp X-quang ngực 3D nhé
administrator
PHẪU THUẬT CẮT MÍ MẮT

PHẪU THUẬT CẮT MÍ MẮT

Phẫu thuật cắt mí mắt có thể mang lại cho bạn một đôi mắt đẹp cũng như sự tự tin, thoải mái. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phẫu thuật cắt mí mắt nhé
administrator
PHẪU THUẬT CẮT BỎ ĐĨA ĐỆM

PHẪU THUẬT CẮT BỎ ĐĨA ĐỆM

Cắt bỏ đĩa đệm là phẫu thuật loại nhằm giúp điều trị tình trạng thoát vị đĩa đệm. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm nhé.
administrator
SINH THIẾT BẰNG KIM

SINH THIẾT BẰNG KIM

Sinh thiết bằng kim có thể giúp hỗ trợ chẩn đoán một số bệnh lý hiệu quả
administrator
XÉT NGHIỆM NONSTRESS

XÉT NGHIỆM NONSTRESS

Xét nghiệm nonstress được các mẹ bầu thực hiện trước khi sinh để kiểm tra sức khỏe của bào thai. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về xét nghiệm nonstress nhé.
administrator
PHẪU THUẬT MẮT CÁ CHÂN

PHẪU THUẬT MẮT CÁ CHÂN

Phẫu thuật mắt cá chân là một trong những phương pháp điều trị viêm khớp nặng hiệu quả. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phẫu thuật mắt cá chân nhé.
administrator
LIỆU PHÁP HORMONE NAM HÓA

LIỆU PHÁP HORMONE NAM HÓA

Liệu pháp hormone nam hóa là phương pháp được sử dụng ở những người đồng tính nhằm tạo ra những thay đổi về cơ thể đúng với giới tính của mình. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về liệu pháp hormone nam hóa nhé.
administrator
GHÉP TẠNG TỪ NGƯỜI HIẾN TẶNG GIÁN TIẾP

GHÉP TẠNG TỪ NGƯỜI HIẾN TẶNG GIÁN TIẾP

Người hiến tặng gián tiếp là người còn sống hiến tặng một bộ phận cơ thể, thường là một quả thận, không nêu tên hoặc không có người nhận chủ đích. Nội tạng được hiến tặng như một món quà và người hiến không có mong muốn được đáp lại cũng như không có mối liên hệ nào giữa người hiến và người nhận.
administrator