Ghép tay là thủ thuật giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

daydreaming distracted girl in class

GHÉP TAY

Tổng quan

Ghép tay là một lựa chọn điều trị cho những người đã bị cụt một hoặc cả hai tay. Trong một ca ghép tay, bệnh nhân sẽ được nhận một hoặc hai tay của người hiến tặng và một phần của cánh tay từ một người đã chết. Cấy ghép tay được thực hiện ở một số ít trung tâm cấy ghép trên toàn thế giới.

Mặc dù không được đảm bảo, nhưng cấy ghép tay có thể giúp bạn lấy lại một số chức năng và cảm giác của bàn tay. Mặc dù cấy ghép tay có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn, nhưng việc thực hiện phẫu thuật bao gồm một bản cam kết điều trị suốt đời. Bạn sẽ cần sử dụng 1 loại thuốc đặc biệt (thuốc ức chế miễn dịch). Bạn cũng sẽ có các cuộc hẹn vật lý trị liệu và chăm sóc sức khỏe định kỳ để kiểm tra tình trạng của bàn tay được hiến tặng.

Tại sao cần thực hiện

Ghép tay được thực hiện trong một số trường hợp đặc biệt nhằm cố gắng cải thiện chất lượng cuộc sống và mang lại cho bạn một số chức năng và cảm giác trên đôi tay mới của mình.

Khi ghép tay bạn bằng bàn tay của người hiến tặng, bác sĩ phẫu thuật sẽ cân nhắc:

  • Nhóm máu

  • Loại mô

  • Màu da

  • Độ tuổi của người cho và người nhận

  • Giới tính của người cho và người nhận

  • Kích thước bàn tay

  • Khối lượng cơ bắp

Rủi ro

Rủi ro phẫu thuật

Cấy ghép tay là một ca phẫu thuật lớn và mang tất cả các rủi ro điển hình của phẫu thuật cấy ghép. Các rủi ro tiềm ẩn bao gồm nhiễm trùng, chảy máu và cục máu đông. Cục máu đông sẽ làm giảm lưu lượng máu đến tay của bạn, một biến chứng nghiêm trọng cần phải phẫu thuật ngay lập tức để điều trị.

Rủi ro không phù hợp

Không phù hợp bàn tay của người hiến tặng xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể người nhận coi bàn tay của người hiến tặng là vật thể lạ đối với cơ thể. Hệ thống miễn dịch của bạn có thể cố gắng loại bỏ bàn tay của người hiến tặng giống như cách nó tấn công vi rút hoặc vi khuẩn.

Tình trạng có thể xảy ra theo hai cách:

  • Cấp tính. Tình trạng cấp tính xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn cố gắng nhanh chóng phá hủy các mô ở tay người hiến tặng. Nó cũng có thể xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn gửi các protein đặc biệt (kháng thể) để tấn công các mạch máu và mô trong tay người hiến tặng của bạn.

Nếu bạn gặp trường hợp cấp tính, bạn có thể xuất hiện triệu chứng phát ban, sưng tấy hoặc thay đổi màu da trên bàn tay hoặc cánh tay. Bạn có thể bị đau hoặc không.

Tình trạng cấp tính thường có thể được kiểm soát bằng thuốc, nhưng trong một số trường hợp hiếm hoi, bạn có thể cần phải cắt bỏ tay của người hiến tặng. Việc gặp tình trạng cấp tính trước đó không ảnh hưởng tới việc bạn được cấy ghép tay khác, nhưng có thể khiến việc ghép tay của bạn với người hiến tặng trở nên khó khăn hơn.

  • Mãn tính. Tình trạng mãn tính xảy ra trong một khoảng thời gian dài hơn. Bàn tay của bạn có thể bị đau và mất chức năng. Bạn có thể gặp phải tình trạng rụng lông trên bàn tay hoặc thay đổi ở móng tay.

Điều quan trọng là phải theo dõi các dấu hiệu sớm của tình trạng không phù hợp. Báo cáo về bất kỳ thay đổi nào ở ngoại hình hoặc cảm giác trên tay của bạn cho các bác sĩ. Nếu bác sĩ của bạn nghi ngờ cơ thể của bạn đang tấn công bàn tay của người hiến tặng, bạn có thể cần bắt đầu sử dụng thêm thuốc chống thải ghép. Các bác sĩ có thể sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm, bao gồm cả sinh thiết mô trên tay của người hiến tặng.

Nguy cơ ức chế miễn dịch

Thuốc ức chế miễn dịch là loại thuốc bạn sử dụng để ngăn cơ thể từ chối tay của người hiến tặng. Thuốc ức chế miễn dịch là những loại thuốc mạnh mà bạn sẽ cần dùng trong suốt phần đời còn lại của mình.

Các tác dụng phụ chính của thuốc ức chế miễn dịch bao gồm:

  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm, bao gồm cả do virus cytomegalovirus (CMV)

  • Tăng nguy cơ ung thư

  • Tổn thương thận

  • Tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường

  • Loãng xương

  • Tăng cholesterol, tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Các tác dụng phụ ức chế miễn dịch khác bao gồm:

  • Mụn

  • Tăng cân

  • Mất ngủ

  • Rụng tóc

  • Bầm tím

  • Bệnh tiêu chảy

  • Nhức đầu

  • Buồn nôn

Bạn chuẩn bị những gì?

Đánh giá xem có nên cấy ghép tay hay không

Trước khi bạn được cấy ghép tay, hãy cân nhắc cẩn thận các rủi ro của thủ thuật và liệu bạn có cam kết chăm sóc theo dõi chặt chẽ kéo dài suốt phần đời còn lại của mình hay không. Ngoài ra, hãy cân nhắc xem bạn hy vọng sẽ thu được những lợi ích gì từ việc cấy ghép tay.

Các phương pháp chăm sóc sau ghép bao gồm:

  • Hẹn gặp thường xuyên với bác sĩ cấy ghép và bác sĩ phẫu thuật

  • Vật lý trị liệu thường xuyên

  • Dùng thuốc ức chế miễn dịch hàng ngày và quản lý các tác dụng phụ của thuốc

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi quá trình điều trị

Bạn sẽ được đánh giá bởi một nhóm bác sĩ. Những người bị cắt cụt ở phần giữa cánh tay trở xuống có thể được xem xét để cấy ghép. Để được xem xét cấy ghép tay, ứng viên phải:

  • Vượt qua bài kiểm tra sức khỏe toàn diện bao gồm chụp X-quang, xét nghiệm máu và các phương pháp đánh giá sức khỏe thể chất khác

  • Vượt qua bài đánh giá sức khỏe tinh thần nhằm kiểm tra các kỹ năng đối phó, hỗ trợ từ gia đình và xã hội cũng như khả năng quản lý chăm sóc sau khi ghép tay

  • Không có tiền sử mắc bệnh thần kinh mãn tính, chẳng hạn như bệnh thần kinh ngoại vi

  • Không mắc vấn đề y tế nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh thận, bệnh tim hoặc các bệnh ung thư không thể điều trị

  • Không bị nhiễm trùng nặng gần đây

  • Không hút thuốc

  • Không lạm dụng rượu hoặc ma túy bất hợp pháp

  • Có khả năng tài chính để chi trả chi phí chăm sóc sau cấy ghép

Chuẩn bị sẵn sàng cho việc cấy ghép tay của bạn

Sau khi bạn được chấp thuận cấy ghép tay, bạn sẽ được đưa vào danh sách chờ tay của người hiến tặng. Thời gian chờ đợi của bạn có thể không thể dự đoán trước được, vì thường sẽ không biết khi nào sẽ có tay của người hiến tặng hoặc tay phù hợp với nhu cầu của bạn.

Trong khi chờ đợi, hãy chuẩn bị càng nhiều càng tốt cho ca cấy ghép. Chuẩn bị bao gồm:

  • Khám bệnh tại phòng khám cấy ghép. Bạn sẽ cần các cuộc hẹn định kỳ với nhóm cấy ghép của mình để xét nghiệm máu và đánh giá liên tục về sự sẵn sàng thực hiện cấy ghép của bạn.

  • Các bài tập tăng cường sức mạnh, nếu được khuyến nghị. Các nhà vật lý trị liệu có thể làm việc với bạn để tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt cho cánh tay của bạn trước khi cấy ghép.

  • Sắp xếp việc đi lại và chỗ ở. Nhóm cấy ghép của bạn sẽ yêu cầu bạn ở tại một địa điểm trong vòng 10 giờ kể từ thời gian di chuyển đến bệnh viện nơi bạn sẽ cấy ghép. Sau khi cấy ghép, bạn thường phải ở gần nhóm cấy ghép của mình trong vài tháng. Nhóm cấy ghép của bạn có thể có đề xuất về chỗ ở dài hạn nếu bạn cần thiết.

  • Liên lạc với nhóm cấy ghép của bạn. Nếu bạn có bất kỳ thay đổi nào đối với dịch vụ chăm sóc y tế của mình - bao gồm thay đổi thuốc, truyền máu hoặc được chẩn đoán mắc bệnh mãn tính - hãy cho nhóm cấy ghép của bạn biết ngay lập tức. Ngoài ra, hãy đảm bảo thông báo bất kỳ thay đổi nào đối với địa chỉ, số điện thoại hoặc thông tin liên hệ gia đình của bạn.

Quá trình thực hiện

Trong quá trình thực hiện thủ thuật

Phẫu thuật cấy ghép tay là một ca phẫu thuật phức tạp có thể mất 18 đến 24 giờ để thực hiện. Một nhóm bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành phẫu thuật cho bạn và cung cấp cho gia đình bạn thông tin cập nhật định kỳ về tiến trình phẫu thuật của bạn.

Khi bàn tay của người hiến tặng đã sẵn sàng để gắn vào cánh tay của bạn, trước tiên, bác sĩ phẫu thuật sẽ gắn xương của bạn vào xương của tay của người hiến tặng bằng cách sử dụng các tấm kim loại nhỏ. Các bác sĩ phẫu thuật của bạn sau đó sẽ sử dụng chỉ khâu đặc biệt để gắn các mạch máu, dây thần kinh và gân. Các bác sĩ phẫu thuật sử dụng một kính hiển vi đặc biệt trong phòng mổ để đặt chỉ khâu. Sau khi tất cả các bộ phận của bàn tay người hiến tặng và tay của bạn đã được gắn vào, bác sĩ sẽ khâu da lại.

Sau khi thực hiện thủ thuật

Sau khi phẫu thuật, bạn sẽ được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt (ICU). Nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn sẽ kiểm tra chức năng của tay của người hiến tặng và bạn sẽ được yêu cầu cố gắng cử động các ngón tay của mình. Có thể căn phòng bạn ở sẽ được giữ ở nhiệt độ cao hơn để thúc đẩy quá trình lưu thông máu ở tay của người hiến tặng.

Khi bạn đã đủ ổn định để rời khỏi ICU, bạn sẽ chuyển đến một phòng bệnh khác. Bạn có thể ở lại bệnh viện từ 7 đến 10 ngày sau khi cấy ghép.

Nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn sẽ giúp bạn kiểm soát cơn đau sau khi cấy ghép. Điều quan trọng là phải thông báo cho nhóm của bạn biết mức độ nghiêm trọng của cơn đau, vì việc kiểm soát cơn đau có thể đẩy nhanh quá trình hồi phục của bạn.

Một bác sĩ trị liệu đặc biệt cũng sẽ thực hiện vật lý trị liệu với bạn khi bạn ở trong bệnh viện. Bác sĩ sẽ dạy bạn các bài tập để bàn tay hoạt động hiệu quả. Giữa các buổi tập thể dục, bạn sẽ đeo một thanh nẹp vào tay để giữ ổn định. Bạn cũng sẽ được dạy các bài tập để tự thực hiện.

Việc lo lắng ngay sau khi phẫu thuật là điều bình thường. Bạn có thể khó ngủ và thích nghi với thói quen chăm sóc bàn tay mới. Nói chuyện với các thành viên trong nhóm cấy ghép của bạn nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào về tinh thần.

Thuốc ức chế miễn dịch

Thuốc ức chế miễn dịch có thể giúp ngăn hệ thống miễn dịch tấn công tay của người hiến tặng. Sau phẫu thuật, bạn sẽ bắt đầu dùng thuốc ức chế miễn dịch và sẽ tiếp tục như vậy cho đến hết đời.

Để giảm nguy cơ mắc tác dụng phụ của thuốc ức chế miễn dịch và nguy cơ bị hệ miễn dịch tấn công, bạn nên:

  • Uống thuốc ức chế miễn dịch của bạn cùng 1 thời điểm và theo cách giống nhau mỗi ngày (có hoặc không có thức ăn)

  • Không bao giờ ngừng sử dụng thuốc trừ khi được nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hướng dẫn làm như vậy

  • Dự kiến các ​​tác dụng phụ từ thuốc và làm việc với nhóm cấy ghép của bạn để giảm thiểu tác dụng phụ

  • Xét nghiệm máu thường xuyên để kiểm tra hiệu quả của thuốc ức chế miễn dịch của bạn

Thuốc ức chế miễn dịch có thể giúp giảm nguy cơ đào thải tay mới được ghép, tuy nhiên chúng cũng có thể làm giảm khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy bạn đang mắc bệnh lý nhiễm trùng - chẳng hạn như sốt, phát ban hoặc sưng tấy - hãy liên hệ với nhóm cấy ghép hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn.

Kết quả

Bởi vì cấy ghép tay là một thủ thuật tương đối mới, rất khó để dự đoán kết quả của thủ thuật này. Thực hiện theo kế hoạch chăm sóc sau cấy ghép một cách cẩn thận có thể tăng cơ hội lấy lại nhiều chức năng của tay nhất có thể.

Mặc dù không có gì đảm bảo bạn sẽ đạt được bao nhiêu % chức năng bàn tay, nhưng những người được ghép tay đã có thể:

  • Nhặt các vật nhỏ, chẳng hạn như đai ốc và bu lông

  • Nâng các vật nặng hơn bằng một tay, chẳng hạn như một bình sữa đầy

  • Sử dụng cờ lê và các công cụ khác

  • Lấy tiền lẻ trong một lòng bàn tay dang rộng

  • Dùng dao và nĩa

  • Buộc dây giày

  • Bắt bóng

 

 
Có thể bạn quan tâm?
SOI CỔ TỬ CUNG

SOI CỔ TỬ CUNG

Soi cổ tử cung (colposcopy) là một thủ thuật để quan sát cổ tử cung, âm đạo và âm hộ của bạn để tìm các dấu hiệu của bệnh lý. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về soi cổ tử cung nhé.
administrator
CHÂM CỨU

CHÂM CỨU

Châm cứu là một phương pháp điều trị nhiều bệnh lý rất hiệu quả của Y học cổ truyền. Sau đây hãy cùng tìm hiểu những thông tin cần thiết về kỹ thuật châm cứu nhé
administrator
TRAO ĐỔI OXY QUA MÀNG NGOÀI CƠ THỂ (ECMO)

TRAO ĐỔI OXY QUA MÀNG NGOÀI CƠ THỂ (ECMO)

Quá trình trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể (ECMO) được sử dụng trong các tình huống chăm sóc quan trọng, khi tim và phổi của bạn cần hỗ trợ trong quá trình cơ thể bạn hồi phục. Nó có thể được sử dụng để chăm sóc bệnh nhân COVID-19, ARDS và các bệnh nhiễm trùng khác.
administrator
QUẢN LÝ TÌNH DỤC VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN SAU CHẤN THƯƠNG TỦY SỐNG

QUẢN LÝ TÌNH DỤC VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN SAU CHẤN THƯƠNG TỦY SỐNG

administrator
SIÊU ÂM BỤNG

SIÊU ÂM BỤNG

Siêu âm bụng là xét nghiệm có thể giúp bác sĩ chẩn đoán một số bệnh lý. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về siêu âm bụng nhé
administrator
TIÊM BOTOX

TIÊM BOTOX

Tiêm botox có thể giúp điều trị một số tình trạng bệnh lý. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tiêm botox nhé
administrator
PHẪU THUẬT CẮT TUYẾN TIỀN LIỆT

PHẪU THUẬT CẮT TUYẾN TIỀN LIỆT

Cắt tuyến tiền liệt là phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến tiền liệt, thường được sử dụng nhất để điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt nhé.
administrator
XÉT NGHIỆM PHẾT TẾ BÀO TỬ CUNG

XÉT NGHIỆM PHẾT TẾ BÀO TỬ CUNG

Xét nghiệm Pap, còn được gọi là xét nghiệm phết tế bào tử cung, là một thủ thuật để kiểm tra ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về thủ thuật xét nghiệm phết tế bào tử cung nhé.
administrator