Tổng quan
Hệ thần kinh thực vật là gì?
Hệ thần kinh thực vật hay còn được gọi là hệ thần kinh tự chủ, là một phần của hệ thống thần kinh tổng thể kiểm soát các chức năng tự động của cơ thể để tồn tại.
Hệ thống thần kinh tự chủ bao gồm một mạng lưới các dây thần kinh kéo dài khắp đầu và cơ thể. Một số dây thần kinh trong số đó kéo dài trực tiếp ra khỏi não, trong khi những dây khác kéo dài ra từ tủy sống, truyền tín hiệu từ não vào các dây thần kinh đó.
Hệ thống thần kinh tự chủ cũng sử dụng hầu hết 31 dây thần kinh cột sống. Chúng bao gồm các dây thần kinh cột sống ở lồng ngực, thắt lưng và xương cùng.
Chức năng
Hệ thống thần kinh thực vật làm gì?
Hệ thống thần kinh thực vật được chia thành ba bộ phận, mỗi bộ phận có các nhiệm vụ khác nhau:
-
Hệ thần kinh giao cảm: Hệ thống này kích hoạt các quá trình của cơ thể trong những lúc cần thiết, đặc biệt là những lúc căng thẳng hoặc gặp nguy hiểm.
-
Hệ thần kinh phó giao cảm: có hoạt động ngược lại với hệ thần kinh giao cảm. Hệ thống này chịu trách nhiệm cho các quá trình cơ thể “nghỉ ngơi và tiêu hóa”.
-
Hệ thần kinh ruột: bộ phận này của hệ thần kinh tự chủ quản lý cơ thể tiêu hóa thức ăn.
Làm thế nào để hệ thống thần kinh tự chủ hỗ trợ được các cơ quan khác?
Giống như một ngôi nhà cần hệ thống dây điện để điều khiển đèn và mọi thứ bên trong cần điện, não của bạn cần mạng lưới dây thần kinh của hệ thần kinh tự chủ. Những dây thần kinh này là kết nối vật lý mà não cần để kiểm soát hầu hết tất cả các cơ quan chính của cơ thể.
Hệ thống thần kinh tự chủ có những ảnh hưởng sau đây đối với cơ thể:
-
Mắt: Hệ thống thần kinh tự chủ không liên quan trực tiếp đến thị giác nhưng nó quản lý độ rộng của đồng tử (kiểm soát lượng ánh sáng đi vào mắt) và các cơ mà mắt sử dụng để tập trung.
-
Tuyến lệ (mắt), mũi họng (mũi) và tuyến nước bọt (miệng): Hệ thống thần kinh tự chủ kiểm soát hệ thống nước mắt xung quanh mắt, cách nước mũi chảy ra và nước bọt từ miệng.
-
Da: Hệ thống thần kinh tự chủ kiểm soát khả năng tiết mồ hôi của cơ thể.
-
Tim và hệ tuần hoàn : Hệ thống thần kinh tự chủ kiểm soát tốc độ bơm máu của tim cũng như kiểm soát chiều rộng của các mạch máu. Những khả năng này là cách hệ thống quản lý nhịp tim và huyết áp của cơ thể .
-
Hệ thống miễn dịch: chúng có thể kích hoạt các phản ứng từ hệ thống miễn dịch khi có các tình trạng xảy ra như nhiễm trùng, hen suyễn và phản ứng dị ứng…
-
Phổi: Điều chỉnh độ rộng của đường thở và mạng lưới các đường dẫn khí vào và ra khỏi phổi.
-
Ruột: Hệ thống thần kinh tự chủ quản lý quá trình tiêu hóa từ ruột non đến ruột kết.
-
Gan và tuyến tụy: Hệ thống thần kinh tự chủ kiểm soát khi tuyến tụy tiết ra insulin các hormone khác. Cũng như làm gan chuyển đổi các phân tử khác nhau từ năng lượng dự trữ thành glucose mà tế bào có thể sử dụng.
-
Đường tiết niệu: Hệ thống thần kinh tự chủ kiểm soát các cơ bàng quang.
-
Hệ thống sinh sản

Hệ thần kinh thực vật có thể bị ảnh hưởng nặng nề đối với người có tình trạng bệnh tiểu đường loại 2 không được kiểm soát
Những tình trạng và rối loạn phổ biến ảnh hưởng đến hệ thần kinh thực vật
Có nhiều tình trạng và nguyên nhân gây ra bệnh thần kinh tự chủ gồm các tổn thương hoặc bệnh ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh tự chủ. Các ví dụ phổ biến như:
-
Bệnh tiểu đường loại 2. Bệnh tiểu đường loại 2 không được kiểm soát có thể làm hỏng hệ thống thần kinh tự chủ theo thời gian.
-
Bệnh tăng amyloid. Tình trạng này gây ra tổn thương thần kinh lâu dài vì các phân tử protein bị tích tụ trong các bộ phận khác nhau của cơ thể.
-
Tình trạng tự miễn dịch và viêm nhiễm. Một ví dụ chính của tình trạng này là hội chứng Guillain-Barré.
-
Tình trạng bẩm sinh và di truyền. Đây là những rối loạn hoặc tình trạng mắc phải khi sinh do thừa hưởng chúng từ cha hoặc cả cha và mẹ. Trong đó có tình trạng bệnh Hirschsprung.
-
Nhiễm trùng. Tổn thương dây thần kinh có thể xảy ra do vi rút như HIV, vi khuẩn gây ra
-
Teo đa hệ thống. Tình trạng nghiêm trọng này tương tự như bệnh Parkinson, làm tổn thương các dây thần kinh tự chủ theo thời gian.
-
Nhiễm hóa chất và chất độc. Các kim loại nặng độc hại như thủy ngân hoặc chì có thể làm hỏng các dây thần kinh tự chủ. Nhiều hóa chất công nghiệp cũng có thể gây ra tình trạng này.
-
Chấn thương. Chấn thương có thể gây ra tổn thương thần kinh lâu dài hoặc thậm chí vĩnh viễn.
-
Các khối u. Ung thư và sự phát triển của các u lành tính đều có thể phá vỡ hệ thống thần kinh tự chủ.
Làm thế nào có thể ngăn ngừa các tình trạng và vấn đề của hệ thần kinh tự chủ?
Phòng ngừa tổn thương hệ thần kinh tự chủ là cách tốt nhất để tránh các tình trạng ảnh hưởng đến hệ thống này. Các biện pháp phòng ngừa tốt nhất có thể thực hiện bao gồm:
-
Thiết lập chế độ ăn uống cân bằng. Sự thiếu hụt vitamin, đặc biệt là vitamin B12, có thể làm hỏng hệ thống thần kinh tự chủ.
-
Tránh lạm dụng ma túy và rượu. Lạm dụng thuốc theo toa, chất kích thích và rượu, có thể làm hỏng hệ thống thần kinh tự chủ.
-
Duy trì hoạt động thể chất và duy trì cân nặng hợp lý. Điều này cũng có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự khởi phát của bệnh tiểu đường loại 2, bệnh gây tổn thương các dây thần kinh tự chủ theo thời gian. Ngoài ra, nó cũng có thể giúp bạn tránh các chấn thương có thể làm tổn thương các vùng của tủy sống ảnh hưởng đến hệ thần kinh tự chủ.
-
Mang thiết bị an toàn khi cần thiết. Chấn thương là một yếu tố có thể gây tổn thương thần kinh. Sử dụng thiết bị an toàn trong các hoạt động làm việc và vui chơi có thể bảo vệ bạn khỏi những chấn thương hoặc hạn chế mức độ nghiêm trọng của chấn thương.
-
Quản lý các tình trạng bệnh mãn tính theo khuyến cáo. Nếu bạn mắc phải một tình trạng bệnh mãn tính có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh tự chủ, bạn nên thực hiện các bước để kiểm soát tình trạng này. Điều đó có thể hạn chế ảnh hưởng của tình trạng bệnh hoặc không để bệnh trở nên tồi tệ hơn.