HẸP NIỆU ĐẠO

daydreaming distracted girl in class

HẸP NIỆU ĐẠO

 

Tổng quan 

Hẹp niệu đạo là tình trạng liên quan đến các mô sẹo làm hẹp ống dẫn nước tiểu ra khỏi cơ thể của bạn (niệu đạo). Tình trạng này có thể gây hạn chế dòng chảy của nước tiểu từ bàng quang và có thể gây ra nhiều vấn đề y tế ở đường tiết niệu, bao gồm cả viêm hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.

Tình trạng hẹp niệu đạo

Triệu chứng của hẹp niệu đạo

Các dấu hiệu và triệu chứng của chứng hẹp niệu đạo bao gồm: 

  • Dòng nước tiểu yếu

  • Làm rỗng bàng quang không hoàn toàn 

  • Dòng nước tiểu phun ra khi đi tiểu

  • Khó tiểu hoặc đau khi đi tiểu 

  • Tăng nhu cầu đi tiểu hoặc đi tiểu thường xuyên hơn 

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nguyên nhân của hẹp niệu đạo

Mô sẹo là nguyên nhân chính gây nên tình trạng thu hẹp niệu đạo, điều này có có thể do: 

  • Một thủ thuật y tế bao gồm đưa một dụng cụ, chẳng hạn như ống nội soi, vào niệu đạo 

  • Sử dụng ngắt quãng hoặc lâu dài một ống luồn qua niệu đạo để dẫn lưu bàng quang (ống thông tiểu) 

  • Chấn thương liên quan đến niệu đạo hoặc xương chậu 

  • Phì đại tuyến tiền liệt hoặc phẫu thuật trước đó để loại bỏ hoặc thu nhỏ tuyến tiền liệt 

  • Ung thư niệu đạo hoặc tuyến tiền liệt 

  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục 

  • Xạ trị 

Hẹp niệu đạo phổ biến hơn ở nam nhiều hơn nữ. Thường thì không rõ nguyên nhân.

Chẩn đoán tình trạng hẹp niệu đạo

Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và tiền sử bệnh của bạn và tiến hành khám sức khỏe. Bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân, vị trí và độ dài của phần niệu đạo bị hẹp, bao gồm: 

  • Phân tích nước tiểu - tìm kiếm các dấu hiệu nhiễm trùng, máu hoặc ung thư trong nước tiểu của bạn.

  • Kiểm tra lưu lượng nước tiểu - đo cường độ và thể tích của dòng nước tiểu.

  • Siêu âm niệu đạo - đánh giá độ dài của khe hẹp. 

  • Siêu âm vùng chậu - tìm kiếm sự hiện diện của nước tiểu trong bàng quang của bạn sau khi đi tiểu. 

  • Chụp cộng hưởng từ vùng chậu (MRI) - đánh giá xem liệu xương chậu của bạn có ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng với tình trạng hẹp niệu đạo hay không.

  • Chụp niệu đạo ngược dòng - sử dụng hình ảnh X-quang để kiểm tra vấn đề cấu trúc hoặc chấn thương của niệu đạo cũng như chiều dài và vị trí của phần niệu đạo bị hẹp.

  • Nội soi bàng quang - kiểm tra niệu đạo và bàng quang của bạn bằng cách sử dụng một thiết bị dạng ống, mỏng được gắn một ống soi để kiểm tra các cơ quan này.

Điều trị hẹp niệu đạo

Phương pháp điều trị của mỗi người sẽ khác nhau tùy vào tình trạng của họ. Các lựa chọn điều trị tại bao gồm: 

  • Thông tiểu. Đưa một ống nhỏ vào bàng quang để thoát nước tiểu là bước đầu tiên thông thường để điều trị tắc nghẽn nước tiểu. Bác sĩ cũng có thể đề nghị dùng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng, nếu có. 

  • Làm giãn niệu đạo. Bác sĩ sẽ chèn một sợi dây nhỏ qua niệu đạo và vào bàng quang. Các chất làm giãn niệu đạo được đưa vào và làm lớn dần để tăng dần kích thước của lỗ niệu đạo. Thủ thuật ngoại trú này có thể là một lựa chọn cho những trường hợp hẹp niệu đạo tái phát. 

  • Phương pháp Urethroplasty. Điều này liên quan đến việc phẫu thuật cắt bỏ đoạn niệu đạo bị thu hẹp hoặc mở rộng nó. Quy trình này cũng có thể liên quan đến việc tái tạo các mô xung quanh. Mô từ các vùng khác của cơ thể, chẳng hạn như da hoặc miệng của bạn, có thể được sử dụng làm mảnh ghép trong quá trình tái tạo. Tình trạng tái phát hẹp niệu đạo sau khi điều là rất thấp. 

  • Cắt niệu đạo nội soi. Đối với thủ thuật này, bác sĩ sẽ chèn một ống soi bàng quang vào niệu đạo của bạn, sau đó đưa dụng cụ qua ống soi bàng quang để loại bỏ phần niệu đạo bị thu hẹp, ngoài ra nó cũng có thể được loại bỏ bằng tia laser. Phương pháp phẫu thuật này giúp phục hồi nhanh hơn, ít sẹo nhất và ít nguy cơ nhiễm trùng hơn, mặc dù có thể tái phát. 

  • Cấy stent hoặc catheter vĩnh viễn. Nếu bạn bị hẹp bao quy đầu nghiêm trọng và không muốn phẫu thuật, bạn có thể chọn một ống nhân tạo vĩnh viễn (stent) để giữ cho niệu đạo mở hoặc một catheter vĩnh viễn để dẫn lưu bàng quang. Tuy nhiên, các thủ thuật này có một số nhược điểm, bao gồm nguy cơ gây kích ứng bàng quang, khó chịu và nhiễm trùng đường tiết niệu. Stent niệu đạo thường là biện pháp cuối cùng và ít được sử dụng.
 
Có thể bạn quan tâm?
SÁN LÁ GAN

SÁN LÁ GAN

administrator
NHIỄM GIUN KIM

NHIỄM GIUN KIM

administrator
HỘI CHỨNG APALLIC

HỘI CHỨNG APALLIC

administrator
THALASSEMIA

THALASSEMIA

administrator
VÔ SINH NỮ

VÔ SINH NỮ

Vô sinh ở nữ là tình trạng không có khả năng mang thai và mang thai không thành công. Nó thường được chẩn đoán sau khi một phụ nữ cố gắng mang thai (thông qua quan hệ tình dục không có bảo hộ) trong 12 tháng mà không có thai. Có nhiều lựa chọn điều trị vô sinh, bao gồm thuốc để điều chỉnh các vấn đề nội tiết tố, phẫu thuật cho các vấn đề về thể chất và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
administrator
ÁP XE HẬU MÔN

ÁP XE HẬU MÔN

administrator
BẠCH BIẾN

BẠCH BIẾN

administrator
SÓN TIỂU

SÓN TIỂU

administrator