HẸP THANH QUẢN
Hẹp thanh quản là tình trạng đường thở bị thu hẹp bắt đầu từ nắp thanh quản cho đến khí quản. Hẹp ở dây thanh quản được gọi là hẹp thanh môn và một vị trí ở ngay dưới dây thanh quản là hẹp dưới thanh môn.
Sự thu hẹp có thể liên quan đến một hoặc nhiều mức độ của thanh quản.
Màng thanh môn là một màng có thể liên quan đến độ dài khác nhau của dây thanh âm. Hẹp phần sau của thanh môn có hoặc không có sự cố định của các dây thanh được gọi là hẹp thanh môn sau.
Hẹp liên quan đến tất cả các cấp của thanh quản được gọi là hẹp xuyên thanh quản.
Một đứa trẻ có thể được sinh ra với dị tật bẩm sinh của sụn thanh quản (hẹp dưới thanh quản bẩm sinh). Thông thường, một trẻ sơ sinh được đặt nội khí quản trong vài tuần dẫn đến một dạng hẹp mắc phải (trong trường hợp này là dạng hỗn hợp: mắc phải do nguyên nhân bẩm sinh). Hẹp dưới thanh âm bẩm sinh sẽ có đường kính dưới thanh môn dưới 4,0 mm ở trẻ sơ sinh đủ tháng và 3,0 mm ở trẻ sinh non.
Ngoài ra, tai nạn siết cổ, chấn thương cổ, nuốt phải sản phẩm ăn mòn niêm mạc là một số nguyên nhân khác gây hẹp thanh quản. Có thể có một chứng hẹp liên quan của hầu và thực quản (ống dẫn thức ăn).
Triệu chứng
Hẹp thanh quản sẽ có những ảnh hưởng về hô hấp và giọng nói. Trong đó, các vấn đề của thành sau thanh môn ảnh hưởng đến hô hấp. Các vấn đề về giọng nói có liên quan đến thanh môn trước (nắp thanh môn).
Hẹp dưới thanh môn nhẹ có thể có ít triệu chứng. Trong khi đó, hẹp vừa phải có thể gây ra tiếng thở ồn ào (thở dồn dập) và có thể hạn chế các hoạt động khi trẻ bị hụt hơi.
Ở trẻ sơ sinh, có thể gặp các vấn đề về bú. Hẹp dưới thanh môn nghiêm trọng và hợp nhất các dây thanh âm cần phải đặt ống thông khí quản để trẻ có thể thở được. Giọng nói thường là bình thường trừ khi hẹp rất nặng hoặc hoàn toàn.
Trẻ em và trẻ sơ sinh bị hẹp dưới thanh quản (hẹp dưới thanh môn) có thể có các vấn đề liên quan và bệnh đi kèm khác như tình trạng phổi phức tạp (loạn sản phế quản phổi), bệnh tim và thần kinh, trào ngược dạ dày thực quản, các vấn đề về nuốt và bú. Để có được kết quả tốt nhất trong điều trị hẹp đường thở, điều quan trọng là tất cả các vấn đề liên quan và bệnh đi kèm phải được điều trị bởi một nhóm đa chuyên môn.
Hẹp thanh quản là tình trạng sức khỏe gây ảnh hưởng đến cả hô hấp và giọng nói của người mắc phải
Nguyên nhân
Hẹp thanh quản do bẩm sinh là vấn đề rất hiếm xảy ra. Hẹp thanh quản mắc phải đa số do các nguyên nhân khác gây ra bao gồm:
-
Tai nạn xe cộ, tai nạn lao động, chấn thương cổ
-
Tiếp các chất hóa học ăn mòn như axit làm mòn niêm mạc
-
Các phẫu thuật liên quan đến thanh quản
-
Các dụng cụ hỗ trợ gây loét niêm mạc và hẹp thanh quản.
Chẩn đoán
Các biện pháp chẩn đoán bệnh hẹp thanh quản bao gồm:
-
Chụp X-quang đánh giá tình trạng và mức độ hẹp của thanh quản
-
Nội soi thực quản để đánh giá tình trạng hầu-thực quản
Điều trị
Phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mở là một trong hai phương pháp điều trị tình trạng hẹp thanh quản. Để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng cũng như mức độ ảnh hưởng của thanh quản đến cơ thể.
Có hai phương pháp chính được sử dụng để điều chỉnh chứng hẹp thanh quản: tái tạo khí quản (LTR) và cắt bỏ khí quản (CTR). Cả hai ca phẫu thuật này đều có thể được thực hiện trong một hoặc hai giai đoạn và quyết định này tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
-
Tái tạo khí quản (LTR) là một thủ thuật mở rộng đường thở được thực hiện bằng cách chèn các mảnh ghép sụn (lấy từ xương sườn, tai hoặc thanh quản). Cùng với thời gian, phần sụn mở rộng sẽ tích hợp vào các thành khí quản và dưới thanh môn và trở thành một phần của đường thở. LTR sẽ cần trẻ đặt ống nội khí quản mũi và nhập viện chăm sóc đặc biệt trong 5-7 ngày. Các ca phẫu thuật được thực hiện theo 2 giai đoạn sẽ có là đặt stent (Monnier's Laryngotracheal LT Mold) và mở khí quản.
-
Cắt bỏ khí quản (CTR) xâm lấn hơn và đòi hỏi yêu cầu về mặt kỹ thuật cao hơn. Nó loại bỏ (cắt bỏ) phần hẹp của đường thở và sau đó nối với đường kính bình thường còn lại của đường thở. Nó được sử dụng cho loại hẹp nặng hơn. CTR thường là một giai đoạn, nhưng có thể ở hai giai đoạn trong một số điều kiện nhất định (trẻ mắc bệnh tim phổi và thần kinh). Ngoài ra, các phẫu thuật khác mở rộng CTR luôn là theo hai giai đoạn.
Một loại phẫu thuật thứ ba là CTR mở rộng kết hợp các nguyên tắc mở rộng đường thở với ghép sụn và cắt bỏ khí quản.
Quyết định loại phẫu thuật phụ thuộc vào vị trí chính xác của chỗ hẹp, độ dài của chỗ hẹp, sự tham gia của các dây thanh âm trong đoạn hẹp và các bệnh kèm theo.
Sự phát triển của khí quản là bình thường và vẫn không bị ảnh hưởng sau những can thiệp này. Đứa trẻ phát triển bình thường và có sự cải thiện đáng kể về chất lượng cuộc sống.