daydreaming distracted girl in class

LYME

 

Tổng quan

Lyme là một bệnh gây ra bởi bốn loài vi khuẩn chính. Borrelia burgdorferi và Borrelia mayonii gây ra Lyme ở nước Mĩ, trong khi Borrelia afzelii và Borrelia garinii là tác nhân hàng đầu ở châu Âu và châu Á. Đây là bệnh gây ra do bọ chét phổ biến nhất ở những vùng trên. Bệnh Lyme lây bởi vết cắn của bọ chét chân đen nhiễm bệnh, hay còn được gọi là bọ chét hươu.

Bạn sẽ dễ mắc bệnh Lyme hơn nếu sống hoặc dành thời gian ở những đồng cỏ hoặc rừng rậm mà bọ chét mang mầm bệnh phát triển mạnh. Trước khi tới những khu vực trên cần có những biện pháp phòng ngừa thông thường. 

Triệu chứng

Dấu hiệu và triệu chứng của Lyme khá đa dạng. Bệnh thường tiến triển theo từng giai đoạn, tuy nhiên các giai đoạn này có thể chồng chéo lên nhau.

Dấu hiệu và triệu chứng ban đầu

Một vết sưng đỏ có kích thước nhỏ tương tự như vết muỗi cắn thường xuất hiện ở vị trí bị bọ chét cắn và tự khỏi sau vài ngày. Những tình trạng thông thường này không phải là dấu hiệu nhận biết bệnh Lyme.

Tuy nhiên một số dấu hiệu và triệu chứng sau đây có thể xảy ra trong một tháng sau khi bạn bị nhiễm bệnh:

  • Phát ban. Từ ngày thứ 3 đến 30 sau khi bị bọ chét nhiễm bệnh cắn, một vùng đỏ lan rộng có dạng hình mắt bò xuất hiện. Vị trí phát ban lan rộng dần và có thể rộng đến 30 cm. Thường vết phát ban này không gây ngứa hoặc đau nhưng khi sờ vào thì có cảm giác ấm. Vết phát ban này có tên là erythema migrans.

Erythema migrans là dấu hiệu đặc trưng của bệnh Lyme, tuy nhiên không phải ai bị Lyme cũng xuất hiện dấu phát ban này. Tuy nhiên có những trường hợp lại bị phát ban ở nhiều nơi trên cơ thể.

  • Các triệu chứng khác. Sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, đau người, đau đầu, cứng cổ, sưng hạch bạch huyết theo cùng với phát ban.

Dấu hiệu và triệu chứng theo sau

Nếu không được chữa trị, các dấu hiệu và triệu chứng mới của nhiễm trùng Lyme sẽ xuất hiện sau vài tuần và vài tháng, bao gồm:

  • Erythema migrans. Phát ban xuất hiện ở nhiều nơi trên cơ thể.

  • Đau khớp. Các cơn đau và sưng khớp nghiêm trọng xuất hiện ở đầu gối, các cơn đau này có thể chuyển từ khớp này sang khớp khác.

  • Các vấn đề về thần kinh. Sau nhiều tuần, tháng hoặc có thể nhiều năm sau khi bị nhiễm trùng, bệnh nhân có thể bị viêm màng não (meningitis), liệt tạm thời một bên cơ mặt (bệnh liệt Bell), tê hoặc yếu cơ các chi, và suy nhược hoạt động của các cơ khác.

Các dấu hiệu và triệu chứng hiếm gặp

Nhiều tuần sau khi bị nhiễm trùng, một vài bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng như:

  • Các vấn đề về tim mạch, ví dụ như nhịp tim không đều

  • Viêm mắt

  • Viêm gan (hepatitis)

  • Cực kì mệt mỏi

 

Khi nào cần gặp bác sĩ

Nếu bị bọ chét cắn và có các triệu chứng nêu trên

Chỉ cần một vết cắn nhỏ bởi bọ chét là đã có thể dẫn tới bênh Lyme. Thời gian bọ chét dính trên da càng lâu, rủi ro nhiễm bệnh càng cao. Nếu bọ chét dính vào da ít hơn 36 đến 48 giờ, xác suất mắc bệnh là rất thấp.

Nếu bạn cho rằng mình bị cắn và xuất hiện những dấu hiệu hoặc triệu chứng của bênh Lyme – nhất là khi bạn sống ở những vùng bệnh Lyme phổ biến – hay liên hệ ngay với bác sĩ. Điều trị bệnh càng sớm càng hiệu quả.

Hãy gặp bác sĩ ngay cả khi các triệu chứng biến mất

Các triệu chứng biến mất không có nghĩa rằng bệnh đã được tự chữa khỏi. Nếu không được chữa trị, Bệnh Lyme có thể lan đến các phần khác của cơ thể từ vài tháng đén vài năm sau khi bị nhiễm, gây ra viêm khớp và các vấn đề về thần kinh. Bọ chét còn có thể lây truyền các bệnh khác như bệnh nhiễm trùng Babesia hoắc bệnh sốt do bọ chét Colorado.

Nguyên nhân

Ở Mĩ, bênh lyme gây ra bởi vi khuẩn Borrelia burgdoferi và Borrelia mayonii, động vật trung gian thường là bọ chét chân đen hoặc còn được gọi là bọ chét hươu. Một con bọ chét non có kích thước chỉ ngang một hạt cây anh túc. Do đó việc nhìn rõ chúng là một thử thách không nhỏ.

Để bị nhiễm bệnh Lyme, bạn sẽ bị một con bọ chét nhiễm bệnh cắn. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua vết cắn và sẽ tìm đường vào mạch máu của cơ thể.

Ở hầu hết các ca Lyme, một con bọ chét hươu phải đính vào da từ 36 đến 48 tiếng. Nếu vị trí bị cắn sưng lên, thời gian bị cắn có thể đã đủ để bọ chét truyền bệnh. Cần loại bỏ bọ chét ra khỏi da càng sớm càng tốt để tránh nhiễm trùng.

 

Yếu tố nguy cơ

Nơi bạn sống hoặc đi nghĩ dưỡng có thể ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh Lyme. Công việc bạn đang làm cũng như các hoạt động ngoài trời bạn hay thực hiện cũng có khả năng khiến bạn mắc bệnh. Các yếu tố mang rủi ro bệnh Lyme cao nhất bao gồm:

  • Dành thời gian ở những khu vực nhiều cây cối hoặc cỏ dày. Ở Mĩ, bọ chét hươu được tìm thấy hầu hết ở vùng Đông Bắc và trung tâm của miền Tây nước Mĩ. Trẻ nhỏ dành nhiều thời gian ngoài trời ở những vùng này có nguy cơ cao mắc bệnh. Người lớn có công việc ngoài trời cũng đối mặt với rủi ro cao hơn.

  • Để da trần. Bọ chét dễ dàng bám vào da trần. Hãy bảo vệ bản thân và trẻ nhỏ bằng việc mặc quần áo dài tay nếu đang ở khu vực xuất hiện nhiều bọ chét. Không được để thú cưng đi lang thang ở những đồng cỏ rậm rạp.

  • Không gỡ bọ chét ra nhanh chóng và đúng cách. Vi khuẩn từ vết cắn của bọ chét có thể đi vào mạch máu nếu bọ chét bám vào da từ 36 đến 48 tiếng hoặc lâu hơn. Nếu bọ chét được loại bỏ trong vòng 2 ngày, khả năng bạn mắc bệnh Lyme sẽ thấp.

Biến chứng

Nếu không được điều trị, bệnh Lyme có thể gây ra các biến chứng sau:

  • Viêm khớp mãn tính (viêm khớp Lyme), đặc biệt ở đầu gối

  • Các triệu chứng về hệ thần kinh, ví dụ như bệnh liệt mặt

  • Các khiếm khuyết về não bộ, ví dụ như suy giảm trí nhớ

  • Nhịp tim bất thường

 

Phòng ngừa

Cách phòng ngừa bệnh Lyme tốt nhất là tránh các khu vực bọ chét hươu sinh sôi, đặc biệt là vùng cây cối, đồng cỏ rậm rạp. Bạn có thể giảm khả năng mắc bệnh Lyme với những cách phòng ngừa đơn giản sau:

  • Che kín da. Mặc quần áo dài tay, đội mũ, đeo găng tay, đi vớ khi ở trong rừng hoặc vùng cỏ rậm rạp. Cố gắng đi theo đường mòn, tránh bụi rậm hoặc cỏ dài. Dắt chó theo bằng dây xích.

  • Sử dụng kem xua đuổi côn trùng. Thoa kem với nồng độ DEET 20% hoặc cao hơn lên da. Phụ huynh nên sử dụng kem cho trẻ nhỏ nhưng tránh thoa lên tay, mắt và miệng.

`Cần lưu ý rằng các loại kem này có thể độc hại, vì vậy cần tuyệt đối tuân theo hướng dẫn sử dụng. Hãy sử dụng các sản phẩm có thành phần permethrin lên quần áo hoặc mua quần áo đã được xử lí qua thuốc xua đuổi côn trùng.

  • Cố gắng loại bỏ bọ chét khỏi sân vườn của bạn. Phát quang bụi rậm nơi bọ chét có thể sinh sống. Cắt cỏ thường xuyên, chất gỗ gọn gàng ở nơi khô ráo, dưới ánh nắng mặt trời để xua đuổi những loài gặm nhấm mang bọ chét.

  • Kiểm tra bọ chét trên người, quần áo, trẻ em và thú cưng. Đặc biệt cảnh giác sau khi từ rừng rậm hoặc đồng cỏ về. Bọ chét hươu có kích thước chỉ ngang đầu kim khâu, do đó bằng mắt thường sẽ khó xác định chúng trừ khi kiểm tra rất kĩ càng.

Nên tắm ngay sau khi về nhà. Bọ chét thường nằm trên da nhiều giờ trước khi cắn. Do đó, tắm và sử dụng bông tắm có thể loại bỏ những con bọ chét chưa bám chặt vào da.

  • Không cho rằng bản thân đã miễn dịch với bệnh. Vi khuẩn Lyme có thể gây bệnh cho bạn nhiều hơn một lần.

  • Hãy gỡ bọ chét ra càng sớm càng tốt bằng nhíp. Nhẹ nhàng gắp bọ chét ở phần đầu hoặc miệng, không ép chặt hoặc làm nát bọ chét, thay vào đó hãy kéo ra từ từ và cẩn thận. Một khi đã gắp ra hoàn toàn bọ chét, loại bỏ nó bằng cách nhúng vào cồn hoặc xả vào bồn cầu, sau đó sử dụng thuốc kháng sinh lên phần da bị cắn.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
UNG THƯ THANH QUẢN

UNG THƯ THANH QUẢN

administrator
Ù TAI

Ù TAI

administrator
ALZHEIMER

ALZHEIMER

administrator
HỘI CHỨNG THIÊN THẦN

HỘI CHỨNG THIÊN THẦN

administrator
VỠ TỬ CUNG

VỠ TỬ CUNG

administrator
VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN

VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN

administrator
CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO (TBI)

CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO (TBI)

administrator
XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH NÃO (XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH NỘI SỌ)

XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH NÃO (XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH NỘI SỌ)

Bệnh xơ vữa động mạch nội sọ xảy ra khi các mảng bám (cholesterol, chất béo tích tụ và các vật liệu khác) tích tụ trong các mạch máu ở đáy não, khiến chúng bị thu hẹp và cứng lại. Tình trạng này còn được gọi là xơ vữa động mạch, hẹp hoặc "xơ cứng động mạch". Nếu động mạch bị thu hẹp nghiêm trọng đến mức hạn chế lưu lượng máu lên não, nó có thể gây ra đột quỵ. Đột quỵ có thể do cục máu đông hoặc do chảy máu (xuất huyết) làm mất oxy của các tế bào não, dẫn đến các tế bào não bị chết đi. Bệnh xơ vữa động mạch não được cho là nguyên nhân phổ biến nhất của đột quỵ trên toàn thế giới.
administrator