Môi bé là một phần của cơ quan sinh dục nữ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về môi bé và những vấn đề có thể xảy ra ở môi bé nhé.

daydreaming distracted girl in class

MÔI BÉ

Môi bé là gì?

Môi bé nằm ở hai bên cửa âm đạo của âm hộ và ở vị trí giữa môi lớn. Thông thường, môi bé có chiều dài khoảng 4-5cm, rộng 0,5-1cm và nằm phía trong môi lớn với hai lớp da hai bên. Hình dáng của môi bé rất đa dạng, có thể nở rộng ra, chùng xuống tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Môi bé (môi nhỏ) là một trong những bộ phận cấu tạo nên âm hộ

Cấu tạo của môi bé

Môi lớn và môi bé tạo thành lớp môi âm hộ có tác dụng che chắn bảo vệ toàn bộ phần trong của hệ sinh sản phụ nữ. Ở mỗi người phụ nữ, cấu tạo, hình thành của môi lớn và môi bé là khác nhau.

Ở môi lớn, hai lớp da kéo dài từ gò Vệ nữ xuống dưới vị trí trước hậu môn thì môi bé kéo dài từ âm vật xuống phía dưới, theo chiều ngang và kết thúc giữa đáy mặt trước âm hộ và môi lớn. 

Ở hai nửa cuối của môi bé được nối qua đường giữa bằng một nếp da nối môi bé.

Môi bé được chia thành hai phần da bao xung quanh âm vật ở phía trước. Phần dưới đi qua âm vật và cùng với bề mặt dưới của nó tạo thành lớp da phủ âm vật. Phần trên của mỗi lớp da phủ từ âm vật tới phần trên của lớp da kia tạo thành một nếp gấp che cho đầu âm vật được gọi là bao âm vật. 

Ở mỗi người, đặc điểm của môi bé có sự khác biệt về kích thước, màu sắc, và hình dạng khác nhau và tất cả đều hoàn toàn bình thường và không hề ảnh hưởng tới sức khỏe. Môi bé có thể nhô ra cao hơn cả môi lớn ở một số người hoặc môi bé bên to bên nhỏ.

Chức năng của môi bé

Môi bé có nhiệm vụ giữ ẩm cho âm đạo, che chắn và ngăn chặn nguy cơ viêm nhiễm âm đạo. Cụ thể là bảo vệ âm hộ, lỗ âm đạo, niệu đạo khỏi các kích ứng, khô và nhiễm khuẩn. 

Ngoài ra, môi bé còn hỗ trợ kích thích trong quá trình quan hệ tình dục qua đường âm đạo. Việc kích thích âm vật có thể thực hiện bằng cách kéo căng bao âm vật và dây chằng kết nối với môi bé. Trong quá trình kích thích này, chất nhầy tiết ra trong âm đạo có thể bôi trơn môi bé và xung quanh nó để làm cho quá trình dương vật đi vào không bị đau và tránh bị ma sát hay khó chịu. 

Có một khoảng trống giữa hai môi bé gọi là tiền đình âm đạo, cũng là một khu vực dễ bị kích thích và thường được tác động để gia tăng cảm hứng tình dục.

Những vấn đề có thể xảy ra ở môi bé?

Môi bé phì đại

Thông thường, môi bé có hình dạng và kích thước khác nhau ở mỗi người. Chính vì vậy, việc môi bé lớn hơn môi lớn vẫn được xem là một vấn đề bình thường. Tuy nhiên, việc chênh lệch kích thước này có thể dẫn đến sự mất đối xứng quá lớn được gọi là phì đại môi bé.

Phì đại môi bé là một vấn đề hoàn toàn bình thường và đây không phải là bệnh do ở mỗi người , kích thước về chiều rộng, chiều dài môi bé khác nhau. 

Tuy nhiên, tình trạng môi bé có kích thước lớn đôi khi ảnh hưởng đến một số người. Một trong những vấn đề hay gặp là làm cho phụ nữ mất đi sự tự tin.

Ở một số trường hợp khác, phì đại môi bé có thể gây ra các vấn đề như:

  • Do khó vệ sinh nên dễ dàng tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động, gây nhiễm trùng

  • Có thể gây đau khi hoạt động

Trên thực tế, phì đại môi bé không gây bất kì phiền toái gì thì không cần thiết điều trị. Ngoài ra, để hạn chế những khó chịu của môi bé lớn, một số bạn nữ cảm thấy thoải mái hơn khi mặc đồ lót 100% cotton hoặc sử dụng thuốc mỡ, như dầu dừa hoặc thuốc mỡ A và D để giảm cọ xát.

Nếu xảy ra đau, bạn nên thăm khám bác sĩ và cân nhắc phẫu thuật để làm cho môi bé nhỏ hơn. Thủ thuật này được gọi là tạo hình môi âm hộ. Sau khi phẫu thuật, môi vùng âm hộ thường mất ít nhất 1 đến 2 tháng để lành hoàn toàn.

Dính môi bé

Là hiện tượng dính lại với nhau của hai môi bé sinh dục nữ và chỉ có một khoảng trống nhỏ. Trong một số trường hợp môi bé hầu như bịt kín.

Đây là tình trạng khá phổ biến ở trẻ gái dưới 7 tuổi và thường không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nó thường xảy ra do kích ứng hoặc viêm nhiễm âm đạo. Trong trường hợp môi bé chỉ dính nhẹ, khi bé gái tới tuổi dậy, môi bé sẽ tự tách ra sau thì nhờ sự thay đổi nồng độ estrogen.

Nếu có sự bất thường nào đối với tình trạng dính môi bé này, cần đưa trẻ đến khám. Bác sĩ sẽ xác nhận xem liệu các triệu chứng có phải do dính môi bé hay do các bất thường nào khác không. Sau đó, bé gái sẽ được khám định kỳ vùng sinh dục tùy theo tình trạng.

Ở một số trường hợp được chỉ định phẫu thuật, trẻ có thể cần được tiểu phẫu tách môi bé. Bên cạnh đó, bôi thuốc mỡ hoặc kem chứa estrogen sau phẫu thuật nhằm hạn chế khả năng dính trở lại.

Thâm môi bé

Là một tình trạng gây ra các vấn đề khiến các chị em giảm sự tự tin và bất tiện trong việc sinh hoạt tình dục. Tình trạng này tuy không ảnh hưởng gì đến vấn đề sức khỏe nhưng nó có thể khắc phục bằng các biện pháp như làm hồng môi bé….

 

 
Có thể bạn quan tâm?
CHỨC NĂNG CỦA TẾ BÀO HỒNG CẦU

CHỨC NĂNG CỦA TẾ BÀO HỒNG CẦU

Các tế bào hồng cầu mang oxy đến các mô trong cơ thể của bạn và giải phóng carbon dioxide đến phổi để cơ thể thở ra. Oxy chuyển thành năng lượng, đây là một chức năng cần thiết để giữ cho cơ thể bạn khỏe mạnh.
administrator
BAO MYELIN

BAO MYELIN

Bao myelin là lớp chất béo và protein bao bọc quanh dây thần kinh của bạn. Nó không chỉ bảo vệ dây thần kinh của bạn mà còn tăng tốc độ truyền tín hiệu dọc theo các tế bào thần kinh của chúng ta. Một số bệnh và tình trạng - bệnh đa xơ cứng được biết đến nhiều nhất - làm tổn thương hoặc phá hủy bao myelin. Các nghiên cứu đang tiến hành nhằm mục đích nghiên cứu việc bảo vệ, sửa chữa hoặc tái tạo bao myelin.
administrator
DÂY THẦN KINH SINH BA

DÂY THẦN KINH SINH BA

Các dây thần kinh sinh ba có chức năng giúp khuôn mặt của chúng ta nhận biết cảm giác đau và xúc giác, cũng như cảm giác nóng và lạnh. Các dây thần kinh cũng giúp chúng ta nhai. Khi một tình trạng gì đó như động mạch hoặc u nang gây kích thích hoặc đè lên dây thần kinh, bạn có thể bị đau nhói ở mặt và tình trạng này được gọi là đau dây thần kinh sinh ba. Các thủ thuật nha khoa và các chấn thương khác có thể gây tê hoặc bệnh lý dây thần kinh sinh ba.
administrator
DÂY THẦN KINH SỌ

DÂY THẦN KINH SỌ

Các dây thần kinh sọ là một tập hợp 12 dây thần kinh ghép nối ở phía sau não. Các dây thần kinh sọ gửi tín hiệu điện giữa não, mặt, cổ và thân giúp bạn nếm, ngửi, nghe và cảm nhận các cảm giác. Chúng cũng giúp bạn biểu hiện trên khuôn mặt, chớp mắt và cử động lưỡi.
administrator
THÙY ĐỈNH

THÙY ĐỈNH

Thùy đỉnh nằm gần đỉnh và trung tâm của vỏ não, ngay sau thùy trán và phía trên thùy chẩm và thái dương; có chức năng rất quan trọng đối với nhận thức và tích hợp các giác quan, bao gồm quản lý vị giác, thính giác, thị giác, xúc giác và khứu giác.
administrator
THÙY SAU TUYẾN YÊN

THÙY SAU TUYẾN YÊN

Thùy sau tuyến yên là một trong hai thùy tạo nên tuyến yên, là một tuyến nội tiết nhỏ bằng hạt đậu nằm ở đáy não của chúng ta. Các chức năng chính của thùy sau tuyến yên của bạn là lưu trữ, giải phóng các hormone oxytocin và vasopressin (hormone chống bài niệu).
administrator
DÂY CHẰNG

DÂY CHẰNG

Dây chằng là bộ phận bao quanh các khớp xương giúp cố định và bảo vệ đầu khớp, kết nối các xương với nhau. Dây chằng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về dây chằng nhé.
administrator
ĐẠI TRÀNG

ĐẠI TRÀNG

Đại tràng hay còn gọi là ruột già. Tất cả cấu tạo nên một ống dài đi từ ruột non khi thức ăn gần kết thúc hành trình qua hệ tiêu hóa. Ruột già biến chất thải thực phẩm thành phân và chuyển nó ra khỏi cơ thể khi bạn đi tiêu.
administrator