NGHIỆM PHÁP DUNG NẠP GLUCOSE ĐƯỜNG UỐNG

Nghiệm pháp dung nạp glucose có thể được sử dụng để tầm soát bệnh tiểu đường type 2. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về nghiệm pháp dung nạp glucose nhé.

daydreaming distracted girl in class

NGHIỆM PHÁP DUNG NẠP GLUCOSE ĐƯỜNG UỐNG

Tổng quan

Nghiệm pháp dung nạp glucose, còn được gọi là xét nghiệm dung nạp glucose đường uống, kiểm tra phản ứng của cơ thể bạn với đường (glucose). Nghiệm pháp dung nạp glucose có thể được sử dụng để tầm soát bệnh tiểu đường type 2. Một phiên bản thay đổi khác của xét nghiệm dung nạp glucose thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường thai kỳ.

Tại sao cần thực hiện

Nghiệm pháp dung nạp glucose xác định những bất thường trong cách cơ thể bạn chuyển hóa glucose sau bữa ăn - thường xảy ra trước khi nồng độ đường huyết lúc đói của bạn trở nên bất thường.

Rủi ro

Rủi ro liên quan đến việc lấy mẫu máu là không đáng kể. Sau khi lấy máu, bạn có thể bị bầm tím hoặc chảy máu. Bạn cũng có thể cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng. Trong một số trường hợp, bạn có thể bị nhiễm trùng sau khi làm thủ thuật.

Bạn cần chuẩn bị những gì?

Thực phẩm và thuốc

Điều quan trọng là phải ăn và uống bình thường trong những ngày trước khi làm xét nghiệm dung nạp glucose. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn bị bệnh hoặc đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, vì những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm của bạn.

Quá trình thực hiện

Trước khi làm thủ thuật

Trong tám giờ trước khi thực hiện xét nghiệm, bạn sẽ không được ăn hoặc uống bất cứ thứ gì. Bạn cần nhịn ăn qua đêm và lên lịch xét nghiệm vào sáng sớm hôm sau.

Trong quá trình

Nghiệm pháp dung nạp glucose được thực hiện theo nhiều bước. Khi bạn đến trung tâm y tế hoặc phòng thí nghiệm, nhân viên y tế sẽ lấy mẫu máu từ tĩnh mạch trên cánh tay của bạn. Mẫu máu này sẽ được sử dụng để đo nồng độ đường huyết lúc đói của bạn.

Bệnh tiểu đường type 2

Nếu bạn đang được kiểm tra bệnh tiểu đường type 2:

  • Bạn sẽ được uống khoảng 8 ounce (237 mililit) dung dịch glucose dạng siro chứa 2,6 ounce (75 gram) đường

  • Hai giờ sau nhân viên y tế sẽ đo nồng độ đường huyết của bạn 

Tiểu đường thai kỳ

Khuyến nghị thực hiện xét nghiệm đường huyết trong vòng một giờ để tầm soát bệnh tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai có nguy cơ thấp trong khoảng thời gian từ 24 đến 28 tuần của thai kỳ.

Bác sĩ có thể khuyên bạn nên xét nghiệm sớm hơn nếu bạn có nhiều nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ. Các yếu tố nguy cơ có thể bao gồm:

  • Đã từng mắc tiểu đường thai kỳ trước đây

  • Tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường

  • Béo phì

  • Có tình trạng bệnh lý liên quan đến nguy cơ gia tăng sự phát triển của bệnh tiểu đường, chẳng hạn như hội chứng chuyển hóa hoặc hội chứng buồng trứng đa nang

Nếu bác sĩ xác định bạn có nguy cơ hoặc bạn có kết quả xét nghiệm đáng ngờ trong xét nghiệm dung nạp glucose trong 1 giờ, bạn có thể được khuyên thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose trong 3 giờ.

Đối với xét nghiệm dung nạp glucose 3 giờ:

  • Bạn sẽ được yêu cầu không ăn hoặc uống gì trong vòng 8 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm. Nhân viên y tế sẽ đo đường huyết lúc đói.

  • Bạn được uống khoảng 237 ml dung dịch glucose có chứa 100 gram đường.

  • Nồng độ đường huyết của bạn sẽ được kiểm tra lại 1, 2 và 3 giờ sau khi bạn uống dung dịch.

Sau khi uống dung dịch glucose, bạn có thể cần phải ở lại phòng khám hoặc phòng xét nghiệm của bác sĩ trong khi chờ kết quả đo nồng độ đường huyết.

Sau khi làm thủ thuật

Sau khi thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose, bạn có thể trở lại các hoạt động bình thường ngay lập tức.

Kết quả

Kết quả của xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống được trình bày bằng miligam trên decilit (mg / dL) hoặc milimol trên lít (mmol / L).

Bệnh tiểu đường type 2

Nếu bạn đang được xét nghiệm kiểm tra bệnh tiểu đường type 2, hai giờ sau khi uống dung dịch glucose:

  • Nồng độ đường huyết bình thường thấp hơn 140 mg/dL (7,8 mmol/L).

  • Nồng độ đường huyết từ 140 đến 199 mg/dL (7,8 và 11 mmol/L) được coi là rối loạn dung nạp glucose, hoặc tiền tiểu đường. Nếu bạn bị tiền tiểu đường, bạn có nguy cơ cao tiến triển thành bệnh tiểu đường type 2. Bạn cũng có nguy cơ phát triển bệnh tim mạch, ngay cả khi bạn không mắc bệnh tiểu đường.

  • Nồng độ đường huyết 200 mg/dL (11,1 mmol/L) hoặc cao hơn có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

Nếu kết quả xét nghiệm dung nạp glucose của bạn chủ ra bệnh tiểu đường loại 2, bác sĩ có thể lặp lại xét nghiệm vào một ngày khác hoặc sử dụng một xét nghiệm máu khác để xác định chẩn đoán. Nhiều yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của xét nghiệm dung nạp glucose, bao gồm bệnh lý, mức độ hoạt động và một số loại thuốc nhất định.

Tiểu đường thai kỳ

Nếu bạn đang được kiểm tra bệnh tiểu đường thai kỳ, bác sĩ sẽ xem xét kết quả của mỗi lần kiểm tra đường huyết.

Nếu mức đường huyết của bạn cao hơn 140 mg / dL (7,8 mmol / L) sau khi xét nghiệm một giờ, bác sĩ sẽ đề nghị xét nghiệm trong ba giờ. Nếu nồng độ đường huyết của bạn cao hơn 190 mg / dL (10,6 mmol / L) sau khi kiểm tra một giờ, bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Đối với xét nghiệm ba giờ:

  • Nồng độ đường huyết lúc đói bình thường thấp hơn 95 mg/dL (5,3 mmol/L).

  • Một giờ sau khi uống dung dịch glucose, nồng độ đường huyết bình thường thấp hơn 180 mg / dL (10 mmol / L).

  • Hai giờ sau khi uống dung dịch glucose, nồng độ đường huyết bình thường thấp hơn 155 mg/dL (8,6 mmol/L).

  • Ba giờ sau khi uống dung dịch glucose, nồng độ đường huyết bình thường thấp hơn 140 mg/dL (7,8 mmol/L).

Nếu một trong các kết quả cao hơn bình thường, bạn có thể cần phải kiểm tra lại sau bốn tuần. Nếu hai hoặc nhiều kết quả cao hơn bình thường, bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Nếu được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, bạn có thể ngăn ngừa các biến chứng bằng cách quản lý cẩn thận nồng độ đường huyết trong suốt thời gian còn lại của quá trình mang thai.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
LIỆU PHÁP XẠ TRỊ

LIỆU PHÁP XẠ TRỊ

Xạ trị là một phương pháp điều trị rất phổ biến được sử dụng để tiêu diệt tế bào ung thư. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phương pháp xạ trị nhé.
administrator
TÂM LÝ TRỊ LIỆU

TÂM LÝ TRỊ LIỆU

Tâm lý trị liệu là thủ thuật điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần bằng cách nói chuyện với bác sĩ tâm thần, từ đó bạn sẽ hiểu rõ v tình trạng, tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của mình.
administrator
CHỤP THẬN TĨNH MẠCH

CHỤP THẬN TĨNH MẠCH

Chụp thận tĩnh mạch là xét nghiệm rất phổ biến để tìm hiểu các vấn đề mắc phải ở đường tiết niệu. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về xét nghiệm chụp thận tĩnh mạch nhé.
administrator
XẠ HÌNH XƯƠNG

XẠ HÌNH XƯƠNG

Xạ hình xương là xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý ở xương. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phương pháp xét nghiệm xạ hình xương nhé
administrator
KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO THÂN NHIỆT

KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO THÂN NHIỆT

Đo thân nhiệt giúp các chị em dự đoán được thời điểm có thể mang thai.
administrator
GHÉP XƯƠNG

GHÉP XƯƠNG

Ghép xương là thủ thuật giúp sửa chữa xương sau khi bị gãy nghiêm trọng hoặc khi chúng không lành lại một cách chính xác. Ghép xương cũng có thể giúp hợp nhất hai xương liền kề để điều trị đau mãn tính. Hiện nay có nhiều phương pháp có sẵn, bao gồm ghép xương allograft, autograft và xương tổng hợp.
administrator
SIÊU ÂM TIM

SIÊU ÂM TIM

Siêu âm tim là thủ thuật sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của trái tim từ đó có thể giúp bác sĩ chẩn đoán xác định các bệnh lý tim.
administrator
ĐO HUYẾT ÁP

ĐO HUYẾT ÁP

Đo huyết áp là một hoạt động có thể giúp bạn kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình, là một phần của không thể thiếu trong mỗi cuộc khám sức khỏe. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về đo huyết áp đúng cách nhé
administrator