NHIỄM VI KHUẨN HP

daydreaming distracted girl in class

NHIỄM VI KHUẨN HP

 

Tổng quan

Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) xảy ra khi chúng tấn công vào dạ dày của bạn. Tình trạng này thường xảy ra vào thời thơ ấu. Đây là nguyên nhân phổ biến gây viêm loét dạ dày tá tràng, có gần một nửa số người trên thế giới có nhiễm H. pylori.

Hầu hết mọi người đều không nhận ra rằng mình bị nhiễm H. pylori, bởi vì nó không gây ra triệu chứng nào. Nếu bạn xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng của loét dạ dày tá tràng, bác sĩ có thể kiểm tra bạn có bị nhiễm vi khuẩn này hay không. Nếu bạn nhiễm H. pylori, nó có thể được điều trị bằng kháng sinh.

Triệu chứng

Hầu hết người bị nhiễm H. pylori sẽ không xuất hiện các dấu hiệu hay triệu chứng nào. Nhiều người lại có khả năng chống lại tác hại của vi khuẩn H. pylori một cách tự nhiên mà chưa rõ lý do vì sao. Một số triệu chứng có thể xuất hiện do nhiễm H. pylori bao gồm:

  • Đau và nóng rát ở vùng bụng

  • Đau bụng nặng hơn khi đói

  • Buồn nôn

  • Ăn không ngon

  • Ợ hơi

  • Chướng bụng

  • Sụt cân không chủ ý

Nguyên nhân

Cách chính xác mà vi khuẩn H. pylori lây nhiễm sang người vẫn chưa được biết. Vi khuẩn H. pylori có thể lây từ người này sang người khác khi tiếp xúc qua nước bọt, chất nôn hay phân. Nó cũng có thể được lây lan qua thức ăn hay nguồn nước bị nhiễm.

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HELICOBACTER PYLORI - TTYT Quận Liên Chiểu

Vi khuẩn Helicobacter pylori

Yếu tố nguy cơ

Nhiễm H. pylori thường gặp phải khi bạn còn nhỏ. Các yếu tố nguy cơ liên quan tới điều kiện sống của bạn bao gồm:

  • Sống chung với nhiều người. Bạn có nguy cơ cao hơn nhiễm H. pylori nếu sống chung nhà với nhiều người khác.

  • Không có nguồn nước sạch để sử dụng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm H. pylori.

  • Ở các nước đang phát triển. Những người sống ở các nước đang phát triển, có điều kiện sống mất vệ sinh, đông đúc có nguy cơ cao hơn mắc H. pylori.

  • Sống chung với người nhiễm H. pylori cũng làm tăng nguy cơ nhiễm hơn.

Biến chứng

Các biến chứng liên quan tới nhiễm H. pylori bao gồm:

  • Vết loét. H. pylori có thể làm hỏng lớp màng bảo vệ dạ dày và ruột non của bạn. Điều này có thể khiến axit dạ dày tạo ra các vết loét. Khoảng 10% người nhiễm H. pylori có tình trạng loét.

  • Viêm niêm mạc dạ dày. Nhiễm H. pylori có thể gây kích thích dạ dày gây nên tình trạng viêm dạ dày.

  • Ung thư dạ dày. Nhiễm H. pylori là một trong những yếu tố nguy cơ đối với tình trạng ung thư dạ dày.

Vết loét

Phòng ngừa

Ở những khu vực có tỉ lệ nhiễm H. pylori cao và nhiều biến chứng, các bác sĩ có thể xét nghiệm ở những người khỏe mạnh. Việc xét nghiệm khi không có triệu chứng vẫn còn gây nhiều tranh cãi.

Nếu bạn lo lắng về việc nhiễm H. pylori hãy nghĩ rằng mình có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày, bạn cần nói chuyện với bác sĩ. Từ đó, bác sĩ có thể thảo luận với bạn về lợi ích từ việc xét nghiệm H. pylori. 

Chẩn đoán

Có nhiều xét nghiệm và phương pháp để xác định xem bạn có nhiễm H. pylori hay không. Xét nghiệm là quan trọng để phát hiện cũng như kiểm tra hiệu quả điều trị vi khuẩn này.

  • Xét nghiệm phân. Đây là xét nghiệm phổ biến nhất để phát hiện H. pylori, nhằm tìm kiếm các protein lạ (kháng nguyên) liên quan tới H. pylori. Thuốc kháng sinh, thuốc ức chế bơm proton (PPI) và bismuth subsalicylate có thể ảnh hưởng tới độ chính xác của xét nghiệm. Nếu bạn đã được chẩn đoán và điều trị H. pylori, bác sĩ có thể yêu cầu bạn đợi ít nhất 4 tuần sau khi kết thúc điều trị để xét nghiệm chính xác hơn. Dừng thuốc PPI 1 – 2 tuần trước khi xét nghiệm. Xét nghiệm này thường dùng cho người lớn và trẻ em trên 3 tuổi.

Xét nghiệm PCR có thể giúp phát hiện nhiễm vi khuẩn H. pylori trong phân và tình trạng đề kháng kháng sinh. Xét nghiệm này đắt tiền và không phải có ở tất cả các trung tâm y tế.

  • Test hơi thở. Trong test hơi thở, bạn có thể được cho sử dụng viên thuốc, một chất lỏng hay pudding có chứa phân tử carbon đặc biệt. Nếu bạn bị nhiễm H. pylori sẽ giải phóng khí thông qua hơi thở của bạn.

Tương tự như xét nghiệm phân, kháng sinh, PPI và bismuth subsalicylate có thể ảnh hưởng tới độ chính xác. Dừng PPI 2 tuần hoặc 4 tuần khi được điều trị H. pylori để đạt kết quả chính xác hơn.

  • Nội soi. Trong quá trình nội soi, bạn sẽ được cho sử dụng thuốc tê. Bác sĩ luồn một ống có trang bị camera nhỏ xuống cổ họng, thực quản, dạ dày và tá tràng của bạn. Thiết bị này giúp bác sĩ kiểm tra các bất thường ở đường tiêu hóa và sinh thiết các mẫu mô. Mẫu này được phân tích để kiểm tra H. pylori.

Xét nghiệm này cũng được áp dụng để kiểm tra các triệu chứng của loét dạ dày tá tràng hay viêm dạ dày do H. pylori. Bên cạnh đó, nó được lặp lại sau khi điều trị tùy thuộc và lần nội soi đầu tiên hoặc khi các triệu chứng vẫn còn sau khi điều trị.

Xét nghiệm này không phải lúc nào cũng được sử dụng do nó là xét nghiệm xâm lấn. Tuy nhiên, nó có thể giúp bác sĩ lựa chọn chính xác kháng sinh trong điều trị, loại trừ các vấn đề tiêu hóa khác.

Điều trị

Nhiễm khuẩn H. pylori thường được điều trị bằng ít nhất hai loại kháng sinh khác nhau cùng lúc, để ngăn chặn tình trạng vi khuẩn phát triển đề kháng kháng sinh. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc ức chế tiết axit để lành các vết loét ở niêm mạc dạ dày. Các loại thuốc giúp giảm tiết axit bao gồm:

  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI). Những loại thuốc này giảm lượng axit trong dạ dày. Một số thuốc PPI như omeprazole, esomeprazole, lansoprazole, pantoprazole.

  • Thuốc kháng histamine (H2). Thuốc này giúp ngăn chặn histamine kích hoạt quá trình tiết axit dạ dày. Thuốc thường được sử dụng là cimetidin

  • Bismuth subsalicylate. Thuốc này giúp bao phủ các vết loét dạ dày, bảo vệ khỏi tác động của axit dạ dày.

Bác sĩ sẽ cần làm xét nghiệm tìm H. pylori ít nhất 4 tuần sau khi điều trị. Nếu điều trị không thành công, có thể bạn cần một đợt điều trị khác với sự kết hợp của các kháng sinh khác.

 

 

 
Có thể bạn quan tâm?
GOUT

GOUT

administrator
THAI CHẾT LƯU

THAI CHẾT LƯU

administrator
VIÊM XƯƠNG TAI CHŨM

VIÊM XƯƠNG TAI CHŨM

administrator
HỘI CHỨNG TRUYỀN MÁU SONG THAI

HỘI CHỨNG TRUYỀN MÁU SONG THAI

administrator
LOẠN SẢN CỔ TỬ CUNG

LOẠN SẢN CỔ TỬ CUNG

administrator
THIỂU ỐI

THIỂU ỐI

administrator
XƠ CỨNG BÌ TOÀN THỂ

XƠ CỨNG BÌ TOÀN THỂ

administrator
SỞI

SỞI

administrator