Progesterone là một trong hai loại hormone sinh dục ở nữ giới có chức năng chính của nó là điều hòa kinh nguyệt và hỗ trợ quá trình thụ thai trong cơ thể phụ nữ.

daydreaming distracted girl in class

PROGESTERONE

Progesterone là gì?

Progesterone là một trong hai loại hormone sinh dục ở nữ giới, hormone còn lại là estrogen. Chức năng chính của nó là điều hòa kinh nguyệt và hỗ trợ quá trình thụ thai trong cơ thể phụ nữ.

Chức năng của progesterone

Progesterone được sản xuất chủ yếu từ buồng trứng. Đây là một tuyến tạm thời, được sản xuất sau khi trứng được giải phóng từ buồng trứng.

Các tuyến thượng thận và nhau thai cũng có thể sản xuất progesterone.

Cấu trúc hóa học của Progesterone

Trong chu kỳ kinh nguyệt

Vào giữa chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ (tới ngày, tới tháng, ngày đèn đỏ,…) sự gia tăng nồng độ hormone tạo hoàng thể (LH) dẫn đến rụng trứng. Hormone tạo hoàng thể cần thiết để quá trình rụng trứng xảy ra ở phụ nữ và cho quá trình chuyển nang trứng thành hoàng thể, hay còn gọi là quá trình tạo hoàng thể.

Rụng trứng là việc giải phóng trứng từ buồng trứng. Khi trứng được giải phóng, hoàng thể hình thành và bắt đầu sản xuất progesterone.

Progesterone giúp cho cơ thể chuẩn bị trong quá trình mang thai bằng cách kích thích sự phát triển của các tuyến và sự phát triển của các mạch máu mới. Điều này cung cấp một môi trường tốt để trứng đã thụ tinh làm tổ.

Nếu trứng không được thụ tinh, thể vàng sẽ bị phá vỡ (thể vàng giúp sản xuất lượng lớn progesterone), dẫn đến giảm nồng độ progesterone. Sự sụt giảm này làm cho nội mạc tử cung bị phá vỡ, gây ra hiện tượng bắt đầu có kinh nguyệt.

Trong khi mang thai

Nếu trứng được thụ tinh, thể vàng sẽ không bị phá vỡ và tiếp tục sản xuất progesterone. Progesterone này kích thích các mạch máu để cung cấp cho nội mạc tử cung. Nó cũng thúc đẩy nội mạc tử cung cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi thai đang phát triển.

Khi nhau thai đã hình thành, nhau thai cũng sản xuất progesterone. Cuối cùng thì nhau thai trở thành nhà sản xuất chính của progesterone.

Mức progesterone vẫn tăng trong suốt thai kỳ. Mức độ tăng cao sẽ ngăn cơ thể sản xuất thêm trứng trong thời kỳ mang thai.

Progesterone cũng giúp kích hoạt tiết sữa.

Progesterone ở nam giới

Progesterone cũng được sản xuất trong tuyến thượng thận của nam giới. Chức năng của nó có liên quan đến sự phát triển của tinh trùng.

Tại sao phải kiểm tra mức độ progesterone?

Một trong những lý do mà bác sĩ muốn kiểm tra mức độ progesterone ở cả nam và nữ  giới như:

  • Xác định xem người phụ nữ có rụng trứng hay không.

  • Đánh giá nguyên nhân cơ bản của vô sinh.

  • Xác định xem phụ nữ có bị sẩy thai hoặc mang thai ngoài tử cung hay không.

  • Đánh giá những phụ nữ mang thai có nguy cơ cao hoặc những người đang sử dụng progesterone trong thai kỳ.

  • Thu hẹp các nguyên nhân gây chảy máu tử cung bất thường.

  • Chẩn đoán rối loạn tuyến thượng thận.

Mức progesterone bình thường là bao nhiêu?

Nồng độ progesterone được đo thông qua quá trình xét nghiệm máu. Điều quan trọng là mức progesterone dao động trong suốt chu kỳ kinh nguyệt và thời kỳ mang thai, vì vậy mức độ có thể thay đổi trong suốt tháng.

Mức progesterone được đo bằng đơn vị nanogam trên mililit (ng / mL). 

Biểu đồ dưới đây liệt kê mức bình thường của progesterone của một người phụ nữ trưởng thành trong các thời điểm khác nhau trong chu kỳ kinh nguyệt và thời kỳ mang thai.


Giai đoạn


Mức progesterone (ng / mL)


Trước khi rụng trứng


<0,89

Rụng trứng

≤ 12

Sau khi rụng trứng

1,8–24


Ba tháng đầu


11–44

Tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng giữa thai kỳ)

25–83

Tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối thai kỳ)

58–214

Progesterone ở nam giới được tìm thấy ở mức độ thấp hơn và thường ít được xét nghiệm. Trừ khi nghi ngờ rối loạn chức năng tuyến thượng thận ở nam giới. Mức độ progesterone bình thường là dưới 0,20 ng / mL.

Kết quả có thể khác nhau giữa các phòng xét nghiệm. Nếu nghi ngờ về kết quả xét nghiệm, hãy liên hệ với bác sĩ.

Tác dụng của progesterone cao là gì?

Mức progesterone cao thường không gây ra bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào đến sức khỏe. Trong thời kỳ mang thai, mức progesterone tự nhiên đạt mức cao.

Trên thực tế, progesterone xuất hiện trong thuốc tránh thai vì nó có thể đánh lừa cơ thể không tạo ra sự rụng trứng .

Trong một nghiên cứu vào năm 2003 cho rằng progesterone đóng vai trò trong việc bảo vệ cơ thể, nó chống lại ung thư buồng trứng.

Những tác hại của mức độ progesterone thấp là gì?

Mức độ progesterone thấp có thể ảnh hưởng đến cả kinh nguyệt và khả năng sinh sản ở nữ giới. Progesterone giúp thúc đẩy một môi trường tốt cho trứng thụ tinh nên khi mức độ progesterone thấp, trứng đã thụ tinh sẽ khó phát triển và lớn lên.

Mức progesterone thấp có thể gây những ảnh hưởng xấu ở phụ nữ như:

  • Không có kinh nguyệt

  • Sẩy thai, hư thai

  • Chức năng buồng trứng kém

Lưu ý

Progesterone là một loại hormone vô cùng quan trọng đối với kinh nguyệt, mang thai và sản xuất tinh trùng ở cả nam giới và nữ giới. Nó được sản xuất ở nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể, bao gồm hoàng thể, nhau thai và tuyến thượng thận.

Mức progesterone dao động trong suốt chu kỳ kinh nguyệt và đạt mức cao trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, nếu nồng độ quá thấp, nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe, bao gồm cả vô sinh.

 

Có thể bạn quan tâm?
TĨNH MẠCH PHỔI

TĨNH MẠCH PHỔI

Các tĩnh mạch phổi có chức năng thu thập máu giàu oxy từ phổi của bạn và mang nó đến tim của chúng ta. Nhiều tình trạng khác nhau có thể ảnh hưởng đến các tĩnh mạch phổi, bao gồm cả những bệnh lý bẩm sinh cũng như những tình trạng khác phát triển sau này trong cuộc sống. Các tĩnh mạch phổi cũng là nơi bắt đầu của tình trạng rung nhĩ. Vì vậy, đây thường là mục tiêu của phương pháp điều trị A-Fib.
administrator
DNA

DNA

DNA (ADN), hay axit deoxyribonucleic, là vật chất di truyền ở người và hầu hết tất cả các sinh vật. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về ADN và các xét nghiệm nhé.
administrator
MÀNG NGOÀI TIM

MÀNG NGOÀI TIM

Màng ngoài tim là một cấu trúc có dạng túi chứa đầy chất lỏng bao quanh tim và rễ của các mạch máu chính kéo dài từ tim của chúng ta. Các tình trạng ảnh hưởng đến màng ngoài tim bao gồm viêm màng ngoài tim, tràn dịch màng ngoài tim và viêm màng ngoài tim co thắt. Các triệu chứng của các vấn đề về màng ngoài tim bao gồm đau ngực, khó thở và tim đập nhanh.
administrator
XƯƠNG CHẬU Ở NỮ

XƯƠNG CHẬU Ở NỮ

Cấu trúc về khung xương chậu ở nam giới và nữ giới khác nhau, đặc biệt ở nữ giới có liên quan đến việc sinh nở. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về xương chậu ở nữ giới và các bệnh lý liên quan nhé.
administrator
HỆ THỐNG MIỄN DỊCH

HỆ THỐNG MIỄN DỊCH

Một hệ thống miễn dịch hoạt động tốt sẽ ngăn chặn vi trùng xâm nhập vào cơ thể bạn, tiêu diệt chúng hoặc hạn chế tác hại của chúng. Để giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn khỏe mạnh, có giấc ngủ ngon, vận động, ăn thực phẩm lành mạnh, giữ cân nặng trong tầm kiểm soát, giảm căng thẳng và thực hiện các thói quen lành mạnh khác.
administrator
LÒNG TRẮNG CỦA MẮT (CỦNG MẠC)

LÒNG TRẮNG CỦA MẮT (CỦNG MẠC)

Củng mạc hoặc lòng trắng của mắt, là vùng mô chắc chắn bao bọc xung quanh nhãn cầu. Nó giúp duy trì hình dạng nhãn cầu của bạn và bảo vệ nó khỏi bị thương. Một số tình trạng có thể làm cho toàn bộ củng mạc thay đổi màu sắc hoặc gây ra các đốm màu. Nhiều tình trạng xơ cứng sẽ tự khỏi sau vài tuần, nhưng một số bệnh cần được chăm sóc y tế.
administrator
VÙNG DƯỚI ĐỒI

VÙNG DƯỚI ĐỒI

Vùng dưới đồi, một cấu trúc nằm sâu trong não, hoạt động như một trung tâm điều phối điều khiển thông minh của cơ thể. Chức năng chính của nó là giữ cho cơ thể ở trạng thái ổn định được gọi là cân bằng nội môi. Nó thực hiện công việc của mình bằng cách ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống thần kinh tự trị hoặc bằng cách quản lý các hormone. Nhiều tình trạng có thể làm ảnh hưởng đến vùng dưới đồi và có thể ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác của cơ thể.
administrator
CHÂN RĂNG

CHÂN RĂNG

Chân răng được cấu tạo từ ba bộ phận: ngà răng, xi măng gốc răng và tủy răng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về chân răng và các bệnh lý thường gặp phải ở chân răng nhé.
administrator