SINH THIẾT DA

Sinh thiết da là thủ thuật giúp loại bỏ các mô bất thường và chẩn đoán các bệnh lý liên quan tới da của bạn

daydreaming distracted girl in class

SINH THIẾT DA

Tổng quan

Sinh thiết da là một thủ thuật để thu thập các tế bào hoặc mẫu mô da khỏi cơ thể để thực hiện xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Bác sĩ sử dụng sinh thiết da để chẩn đoán các tình trạng da và loại bỏ các mô bất thường.

Ba loại sinh thiết da chính là:

  • Sinh thiết cạo (shave biopsy). Bác sĩ sử dụng một dụng cụ tương tự như dao cạo để loại bỏ một phần nhỏ của các lớp da trên cùng (biểu bì và một phần của lớp hạ bì).

  • Sinh thiết bấm (punch biopsy). Bác sĩ sử dụng một dụng cụ hình tròn để loại bỏ một lõi nhỏ của da, bao gồm cả các lớp sâu hơn (biểu bì, hạ bì và lớp mỡ bề ngoài).

  • Sinh thiết cắt bỏ (excisional biopsy). Bác sĩ sử dụng một con dao nhỏ (dao mổ) để loại bỏ toàn bộ khối u hoặc một vùng da bất thường, bao gồm một phần da bình thường hoặc xuyên qua cả lớp da mỡ.

Tại sao cần thực hiện

Sinh thiết da được sử dụng để chẩn đoán hoặc giúp điều trị các tình trạng và bệnh về da, bao gồm:

  • Dày sừng quang hóa (actinic keratosis)

  • Bóng nước Pemphigoid và các rối loạn da gây phồng rộp khác

  • Tình trạng da bị viêm

  • Ung thư da, bao gồm ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy và u hắc tố

  • Đôi khi là nhiễm trùng da

  • Thịt dư (skin tags)

  • Nốt ruồi nghi ngờ hoặc các mô khác

  • Mụn cóc

Rủi ro

Sinh thiết da nói chung là một thủ thuật an toàn, nhưng các biến chứng có thể xảy ra, bao gồm:

  • Chảy máu

  • Bầm tím da

  • Sẹo

  • Nhiễm trùng

  • Phản ứng dị ứng với thuốc kháng sinh tại chỗ, nếu được kê đơn

Bạn cần chuẩn bị những gì?

Trước khi sinh thiết da, hãy cho bác sĩ biết nếu bạn:

  • Bị dị ứng với thuốc gây tê cục bộ, thuốc kháng sinh kê đơn hoặc thuốc sát trùng

  • Có phản ứng với băng gạc

  • Đã được chẩn đoán mắc chứng rối loạn chảy máu

  • Đã từng bị chảy máu quá nhiều sau các thủ thuật y tế khác

  • Đang dùng thuốc chống đông máu, chẳng hạn như aspirin, thuốc có chứa aspirin, warfarin (Jantoven) hoặc heparin

  • Đang dùng chất bổ sung hoặc thuốc có nguồn gốc dược liệu - đôi khi chúng có thể gây chảy máu khi sử dụng chung với các loại thuốc khác

  • Có tiền sử nhiễm trùng da, chẳng hạn như chốc lở

Quá trình thực hiện

Tùy thuộc vào vị trí của sinh thiết da, bạn có thể được yêu cầu cởi quần áo và thay áo choàng sạch. Sau đó, bác sĩ hoặc y tá làm sạch vùng da cần sinh thiết. Da của bạn có thể được đánh dấu để phác thảo vùng sinh thiết.

Sau đó, bạn được sử dụng một loại thuốc (gây tê cục bộ) để làm tê vị trí sinh thiết thông qua tiêm bằng một cây kim nhỏ. Thuốc tê có thể gây ra cảm giác bỏng rát trên da trong vài giây. Sau đó, bạn sẽ không cảm thấy đau hoặc khó chịu trong quá trình sinh thiết da. Để đảm bảo thuốc tê phát huy tác dụng trước khi quy trình bắt đầu, bác sĩ hoặc y tá sẽ dùng kim chích vào da và hỏi bạn xem bạn có cảm thấy cảm giác nào không.

Sinh thiết da thường mất tổng cộng khoảng 15 phút, bao gồm cả thời gian chuẩn bị, băng bó vết thương và hướng dẫn chăm sóc tại nhà.

Trong quá trình sinh thiết da

Quá trình thực hiện sinh thiết da tùy thuộc vào loại sinh thiết bạn được chỉ định.

Đối với sinh thiết cạo, bác sĩ sử dụng một dụng cụ sắc bén, dao cạo hai lưỡi hoặc dao mổ, để cắt mô. Độ sâu của vết cắt là khác nhau. Sinh thiết cạo có thể gây chảy máu. Băng gạc và một loại thuốc bôi ngoài da có thể được sử dụng để cầm máu.

Đối với sinh thiết bấm hoặc sinh thiết cắt bỏ, bác sĩ sẽ cắt vào lớp mỡ trên cùng bên dưới da. Có thể cần phải thực hiện thủ thuật khâu để đóng vết thương. Sau đó, một miếng băng được đặt lên vết thương để bảo vệ và ngăn chảy máu.

Sau khi sinh thiết da

Bác sĩ có thể hướng dẫn bạn giữ băng trên vị trí sinh thiết cho đến ngày hôm sau. Đôi khi, vị trí sinh thiết bị chảy máu sau khi bạn về nhà. Điều này dễ xảy ra hơn ở những người dùng thuốc chống đông máu. Nếu điều này xảy ra, hãy dùng tay áp trực tiếp lên vết thương trong 20 phút, sau đó quan sát. Nếu máu vẫn tiếp tục chảy, hãy chườm thêm 20 phút. Nếu máu vẫn tiếp tục chảy thì hãy liên hệ với bác sĩ của bạn.

Tất cả các loại sinh thiết đều gây ra một vết sẹo nhỏ. Một số người xuấ thiện một vết sẹo lồi, nổi rõ. Nguy cơ này tăng lên khi thực hiện sinh thiết ở cổ hoặc thân trên, chẳng hạn như lưng hoặc ngực. Các vết sẹo sẽ mờ dần. Vết sẹo có thể sẽ hiện rõ một hoặc hai năm sau khi sinh thiết.

Tránh va chạm mạnh hoặc thực hiện các hoạt động làm căng da. Việc kéo căng da có thể khiến vết thương chảy máu hoặc làm sẹo to ra. Đừng ngâm mình trong bồn tắm, hồ bơi hoặc bồn tắm nước nóng cho đến khi bác sĩ của bạn khuyến cáo - thường là khoảng bảy ngày sau khi làm thủ thuật.

Việc làm lành vết thương có thể mất vài tuần, nhưng thường có thể đợi trong vòng hai tháng. Các vết thương ở chân và bàn chân có xu hướng lành chậm hơn so với các vết thương ở các vùng khác trên cơ thể.

Làm sạch vị trí sinh thiết hai lần một ngày trừ khi sinh thiết trên da đầu của bạn - sau đó làm sạch nó mỗi ngày một lần. Thực hiện theo các bước sau:

  • Rửa tay bằng xà phòng và nước trước khi chạm vào vị trí sinh thiết.

  • Rửa vị trí sinh thiết bằng xà phòng và nước. Nếu vị trí sinh thiết nằm trên da đầu của bạn, hãy sử dụng dầu gội đầu.

  • Rửa sạch khu vực này.

  • Dùng khăn sạch vỗ nhẹ lên vị trí này cho khô.

  • Sau khi khu vực này khô, thoa một lớp mỏng dầu khoáng (Vaseline). Sử dụng một hộp mới trong lần đầu tiên bạn chăm sóc vết thương. Sử dụng tăm bông mới mỗi khi bạn thoa vaseline.

  • Băng vết thương bằng băng gạc (Band-Aid, Curad) trong hai hoặc ba ngày đầu tiên sau thủ thuật.

Tiếp tục chăm sóc vết thương cho đến khi vết khâu được tháo ra hoặc cho đến khi da lành nếu bạn không có vết khâu.

Nếu vết thương bị đau, hãy hỏi bác sĩ xem bạn có thể chườm đá trong khăn mỏng hay không.

Kết quả

Bác sĩ sẽ gửi mẫu sinh thiết da đến phòng thí nghiệm để xét nghiệm. Kết quả có thể mất vài ngày hoặc lâu hơn, đôi khi lên đến hàng tháng, tùy thuộc vào loại sinh thiết và quy trình của phòng thí nghiệm.

Bác sĩ của bạn có thể sắp xếp một cuộc hẹn để thảo luận về kết quả. Bạn có thể muốn dẫn theo một thành viên gia đình hoặc bạn bè để giúp bạn tiếp thu tất cả thông tin.

Viết ra những câu hỏi mà bạn muốn hỏi bác sĩ, chẳng hạn như:

  • Dựa trên kết quả, các bước thực hiện tiếp theo của tôi là gì?

  • Các xét nghiệm hay phương pháp điều trị tiếp theo là gì, nếu có?

  • Có bất kỳ yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến kết quả của thử nghiệm này và do đó, có thể làm thay đổi kết quả không?

  • Tôi có cần phải làm lại thủ thuật  này không?

  • Nếu sinh thiết da cho thấy ung thư da, tất cả mô ung thư đã được loại bỏ, hay tôi sẽ cần điều trị bổ sung?

 

 
Có thể bạn quan tâm?
TIÊM FILLER LÀM GIẢM NẾP NHĂN

TIÊM FILLER LÀM GIẢM NẾP NHĂN

Tiêm filler là một thủ thuật có thể giúp bạn có một vẻ bề ngoài trẻ trung hơn.
administrator
PHẪU THUẬT NÃO

PHẪU THUẬT NÃO

Phẫu thuật não được thực hiện điều trị các vấn đề trong não của chúng ta, chẳng hạn như khối u, mạch máu bị rò rỉ hoặc chứng động kinh. Các cuộc phẫu thuật, chẳng hạn như phẫu thuật cắt sọ, yêu cầu thực hiện một vết rạch (cắt) trong não của bạn; nhưng vẫn có các thủ thuật khác ít xâm lấn hơn. Bác sĩ phẫu thuật của bạn lập kế hoạch phẫu thuật cẩn thận để tránh làm tổn thương các vùng não kiểm soát các chức năng quan trọng như nói và di chuyển.
administrator
TÁI TẠO VÚ BẰNG PHẪU THUẬT VẠT

TÁI TẠO VÚ BẰNG PHẪU THUẬT VẠT

Tái tạo vú là một thủ thuật phẫu thuật nhằm khôi phục lại hình dạng bộ ngực của bạn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phương pháp tái tạo vú bằng phẫu thuật vạt nhé.
administrator
HÓA TRỊ

HÓA TRỊ

Hóa trị là phương pháp hiệu quả trong điều trị bệnh lý ung thư. Tuy nhiên, phương pháp này cũng đem lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về hóa trị nhé.
administrator
MÁY KHỬ RUNG TIM (ICD)

MÁY KHỬ RUNG TIM (ICD)

Máy khử rung tim (ICD) là một thiết bị nhỏ chạy bằng pin được đặt trong lồng ngực để phát hiện và ngăn chặn tình trạng nhịp tim không đều (loạn nhịp tim).
administrator
TẨY LÔNG BẰNG LASER

TẨY LÔNG BẰNG LASER

Tẩy lông bằng laser là một thủ thuật sử dụng chùm ánh sáng tập trung (tia laser) để loại bỏ lông tại một khu vực trên cơ thể trong một thời gian dài. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về thủ thuật tẩy lông bằng laser nhé.
administrator
ĐỐT ĐIỆN TIM

ĐỐT ĐIỆN TIM

Đốt điện tim là thủ thuật sử dụng nhiệt hoặc năng lượng lạnh để tạo ra các vết sẹo nhỏ trong tim từ đó giúp ngăn chặn các tín hiệu điện không đều và khôi phục nhịp tim bình thường.
administrator
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TIM

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TIM

Phục hồi chức năng tim là một chương trình tập thể dục và giáo dục ngoại trú tùy chỉnh nhằm giúp bạn cải thiện sức khỏe và phục hồi sau cơn đau tim, các dạng bệnh lý tim mạch khác hoặc phẫu thuật để điều trị bệnh tim. Sau đây hãy tìm hiểu về quá trình phục hồi chức năng tim nhé.
administrator