Stress test, còn được gọi là bài kiểm tra căng thẳng khi tập thể dục, cho biết tim của bạn hoạt động như thế nào trong quá trình hoạt động thể chất. Xét nghiệm này có thể giúp đưa ra các quyết định điều trị, xác định hiệu quả của liệu trình điều trị bệnh lý tim mạch hay chẩn đoán mức độ nghiêm trọng của tình trạng tim hiện có.

daydreaming distracted girl in class

STRESS TEST

Tổng quan

Stress test, còn được gọi là bài kiểm tra căng thẳng khi tập thể dục, cho biết tim của bạn hoạt động như thế nào trong quá trình hoạt động thể chất. Bởi vì tập thể dục làm cho tim của bạn bơm mạnh hơn và nhanh hơn, một bài kiểm tra căng thẳng khi tập thể dục có thể cho biết các vấn đề về khả năng hoạt động của tim.

Kiểm tra mức độ căng thẳng thường bao gồm việc đi bộ trên máy chạy bộ hoặc đạp xe cố định trong khi nhịp tim, huyết áp và nhịp thở của bạn được theo dõi. Hoặc bạn sẽ được sử dụng một loại thuốc có tác dụng bắt chước hoạt động của việc tập thể dục.

Bác sĩ có thể đề nghị thực hiện stress test nếu bạn có các dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh động mạch vành hay nhịp tim bất thường (rối loạn nhịp tim).

Một xét nghiệm kiểm tra căng thẳng có thể giúp:

  • Đưa ra các quyết định điều trị

  • Xác định hiệu quả của liệu trình điều trị bệnh lý tim mạch

  • Chẩn đoán mức độ nghiêm trọng của tình trạng tim hiện có

Tại sao cần thực hiện

Bác sĩ của bạn có thể đề nghị stress test để:

  • Chẩn đoán bệnh mạch vành. Động mạch vành là những mạch máu chính cung cấp máu, oxy và chất dinh dưỡng cho tim của bạn. Bệnh động mạch vành mắc phải khi các động mạch này bị tổn thương - thường là do sự tích tụ của các chất lắng đọng có chứa cholesterol và các chất khác (mảng xơ vữa).

  • Chẩn đoán các vấn đề về nhịp tim (loạn nhịp tim). Rối loạn nhịp tim xảy ra khi các tín hiệu điện điều phối nhịp tim của bạn không hoạt động bình thường. Rối loạn nhịp tim có thể khiến tim bạn đập quá nhanh, quá chậm hoặc đập không đều.

  • Hướng dẫn điều trị bệnh lý tim mạch. Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh tim, kiểm tra căng thẳng khi tập thể dục có thể giúp bác sĩ xác định liệu phương pháp điều trị hiện tại của bạn có hiệu quả hay không. Kết quả của xét nghiệm cũng giúp bác sĩ quyết định phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn.

  • Kiểm tra hoạt động tim trước khi phẫu thuật. Bác sĩ có thể sử dụng stress test để xác định thời điểm bạn có thể thực hiện phẫu thuật một cách an toàn, chẳng hạn như thay van hoặc cấy ghép tim.

Nếu xét nghiệm kiểm tra căng thẳng khi tập thể dục không xác định chính xác nguyên nhân của các dấu hiệu và triệu chứng của bạn, bác sĩ có thể đề nghị stress test cùng với xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như kiểm tra căng thẳng hạt nhân (nuclear stress test) hoặc kiểm tra căng thẳng và siêu âm tim.

Rủi ro

Xét nghiệm kiểm tra căng thẳng nói chung tương đối an toàn. Các biến chứng rất hiếm gặp phải. Các biến chứng có thể xảy ra của kiểm tra gắng sức khi tập thể dục là:

  • Huyết áp thấp. Huyết áp của bạn có thể giảm trong hoặc ngay sau khi tập thể dục, có thể khiến bạn cảm thấy chóng mặt hoặc bị ngất xỉu. Vấn đề này sẽ biến mất sau khi bạn ngừng tập thể dục.

  • Nhịp tim bất thường (loạn nhịp tim). Rối loạn nhịp tim xảy ra trong một bài kiểm tra căng thẳng khi tập thể dục thường biến mất ngay sau khi bạn ngừng tập thể dục.

  • Đau tim (nhồi máu cơ tim). Mặc dù rất hiếm, nhưng kiểm tra gắng sức khi tập thể dục có thể gây ra một cơn đau tim.

Bạn cần chuẩn bị như thế nào?

Bác sĩ sẽ cho bạn biết cách chuẩn bị trước khi thực hiện kiểm tra căng thẳng.

Thực phẩm và thuốc

Bạn có thể được yêu cầu không ăn, uống hoặc hút thuốc trong một khoảng thời gian trước khi thực hiện kiểm tra căng thẳng. Bạn có thể cần tránh sử dụng caffeine vào hôm trước và ngày thực hiện xét nghiệm.

Hãy hỏi bác sĩ xem liệu bạn có an toàn khi tiếp tục sử dụng các loại thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn trước khi xét nghiệm hay không. Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng tới xét nghiệm này.

Nếu bạn sử dụng ống hít trong điều trị bệnh hen suyễn hoặc các vấn đề về hô hấp khác, hãy thông báo cho bác sĩ. Đảm bảo rằng bác sĩ và các nhân viên y tế biết rằng bạn có sử dụng thuốc hít.

Quần áo và đồ dùng cá nhân

Mặc hoặc mang theo quần áo thoải mái và giày thể thao.

Quá trình thực hiện

Xét nghiệm kiểm tra căng thẳng thường diễn ra khoảng một giờ, bao gồm cả thời gian chuẩn bị và thời gian thực hiện kiểm tra thực tế. Xét nghiệm thực tế chỉ mất khoảng 15 phút. Bạn thường được đi bộ trên máy chạy bộ hoặc đạp xe đạp tĩnh. Nếu bạn không thể tập thể dục, bạn sẽ được sử dụng một loại thuốc qua đường tiêm truyền để mô phỏng tác động của việc tập thể dục lên tim của bạn.

Trước khi kiểm tra căng thẳng

Bác sĩ sẽ hỏi những câu hỏi về tiền sử bệnh của bạn, mức độ thường xuyên và cường độ tập thể dục của bạn. Điều này giúp xác định khối lượng bài tập phù hợp với bạn trong quá trình kiểm tra. Bác sĩ cũng sẽ nghe tim và phổi của bạn để biết bất kỳ vấn đề sức khỏe nào có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Trong quá trình kiểm tra căng thẳng

Y tá hoặc kỹ thuật viên sẽ đặt các miếng dán (điện cực) lên ngực, chân và tay của bạn. Lông trên cơ thể có thể được cạo để giúp chúng dính vào cơ thể. Dây kết nối các cảm biến với máy tính, máy tính này sẽ ghi lại hoạt động điện tim của bạn. Vòng bít trên cánh tay để đo huyết áp của bạn trong quá trình kiểm tra. Bạn có thể được kiểm tra khả năng hít thở của mình trong quá trình tập thể dục bằng cách thở vào ống theo yêu cầu.

Bạn có thể sẽ được tập thể dục trên máy chạy bộ hoặc xe đạp tĩnh và được bắt đầu từ từ. Theo thời gian, bài tập này sẽ trở nên khó khăn hơn. Bạn có thể sử dụng tay cầm trên máy chạy bộ để giữ thăng bằng. Đừng giữ chặt, vì điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả.

Bạn sẽ tiếp tục tập thể dục cho đến khi nhịp tim của bạn đạt mức mục tiêu hoặc cho đến khi bạn có các dấu hiệu và triệu chứng quá sức. Những dấu hiệu và triệu chứng này có thể bao gồm:

  • Đau ngực vừa đến nặng

  • Khó thở nghiêm trọng

  • Huyết áp cao hoặc thấp bất thường

  • Nhịp tim bất thường

  • Chóng mặt

  • Mệt mỏi

  • Những thay đổi nhất định trong điện tâm đồ của bạn

Nếu bạn không thể tập thể dục, bạn sẽ được sử dụng một loại thuốc qua đường truyền tĩnh mạch để tăng lưu lượng máu đến tim. Bạn có thể cảm thấy đỏ bừng hoặc khó thở, giống như khi mình đang tập thể dục. Bạn có thể bị đau đầu.

Bạn và bác sĩ sẽ thảo luận cùng nhau về giới hạn của việc tập thể dục. Bạn có thể dừng bài kiểm tra bất cứ lúc nào bạn cảm thấy quá khó chịu. Bác sĩ sẽ theo dõi hoạt động tim của bạn và ngừng kiểm tra nếu có bất kỳ lo ngại nào.

Sau khi kiểm tra căng thẳng

Sau khi ngừng tập, bạn có thể được yêu cầu đứng yên trong vài giây và sau đó nằm xuống trong một khoảng thời gian. Bác sĩ sẽ tiếp theo theo dõi cho đến khi nhịp tim và nhịp thở của bạn trở lại bình thường.

Khi hoàn tất kiểm tra mức độ căng thẳng khi tập thể dục, bạn có thể trở lại các hoạt động bình thường trừ khi bác sĩ có thông báo khác.

Kết quả

Nếu thông tin thu thập được trong quá trình kiểm tra căng thẳng khi tập thể dục cho thấy chức năng tim của bạn vẫn bình thường, bạn có thể không cần thực hiện thêm bất kỳ xét nghiệm nào.

Tuy nhiên, nếu kết quả bình thường nhưng các triệu chứng của bạn tiếp tục diễn tiến xấu đi, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện kiểm tra căng thẳng hạt nhân, kiểm tra căng thẳng khác kèm theo siêu âm tim trước và sau khi tập thể dục hoặc các loại thuốc để tăng lưu lượng máu đến tim của bạn. Các xét nghiệm này chính xác hơn và cung cấp nhiều thông tin hơn về chức năng tim của bạn, nhưng chúng cũng có giá cao hơn.

Nếu kết quả kiểm tra mức độ căng thẳng cho thấy bạn có thể mắc bệnh động mạch vành hoặc có biểu hiện của rối loạn nhịp tim, bác sĩ sẽ sử dụng thông tin này để lên kế hoạch điều trị. Bạn có thể cần thực hiện các xét nghiệm bổ sung, chẳng hạn như chụp mạch vành.

Kết quả của xét nghiệm căng thẳng sẽ được bác sĩ sử dụng để lập kế hoạch hoặc thay đổi phương pháp điều trị cho phù hợp.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
GHÉP THẬN DỰ PHÒNG

GHÉP THẬN DỰ PHÒNG

Ghép thận dự phòng là khi bạn được ghép thận trước khi chức năng thận bị suy giảm đến mức cần phải chạy thận để thay thế hoạt động lọc bình thường của thận. Hiện nay, hầu hết các ca ghép thận được thực hiện trên những người đang chạy thận nhân tạo vì thận của họ không còn đủ khả năng lọc sạch các tạp chất ra khỏi máu.
administrator
THĂM KHÁM MẮT

THĂM KHÁM MẮT

Ông cha ta đã có câu "Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn". Do đó, việc thăm khám mắt định kỳ đúng thời hạn là một việc hết sức quan trọng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về quá trình thăm khám mắt nhé.
administrator
PHỤC HỒI NHỊP TIM (CARDIOVERSION)

PHỤC HỒI NHỊP TIM (CARDIOVERSION)

Phục hồi nhịp tim (Cardioversion) là một thủ thuật y tế giúp khôi phục nhịp tim đều đặn như bình thường. Đây là phương pháp điều trị một số tình trạng nhịp tim không đều (loạn nhịp tim), bao gồm cả rung tâm nhĩ (A-fib). Sau đây hãy cùng tìm hiểu về thủ thuật phục hồi nhịp tim nhé.
administrator
PHẪU THUẬT CẮT BỎ TUYẾN THƯỢNG THẬN

PHẪU THUẬT CẮT BỎ TUYẾN THƯỢNG THẬN

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận là phương pháp điều trị bệnh lý ung thư tuyến thượng thận hiệu quả. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phương pháp phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận nhé
administrator
ĐO MẬT ĐỘ XƯƠNG (BMD)

ĐO MẬT ĐỘ XƯƠNG (BMD)

Đo mật độ xương là một xét nghiệm quan trọng giúp hỗ trợ việc chẩn đoán tình trạng loãng xương. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về xét nghiệm đo mật độ xương (BMD) nhé.
administrator
GHÉP XƯƠNG

GHÉP XƯƠNG

Ghép xương là thủ thuật giúp sửa chữa xương sau khi bị gãy nghiêm trọng hoặc khi chúng không lành lại một cách chính xác. Ghép xương cũng có thể giúp hợp nhất hai xương liền kề để điều trị đau mãn tính. Hiện nay có nhiều phương pháp có sẵn, bao gồm ghép xương allograft, autograft và xương tổng hợp.
administrator
HORMONE SINH HỌC

HORMONE SINH HỌC

Hormone sinh học là hormone nhân tạo tương tự như hormone được sản xuất bởi cơ thể con người. Phương pháp này được sử dụng để điều trị cho những người có nồng độ nội tiết tố thấp hoặc mất cân bằng. Một số người được hưởng lợi từ hormone sinh học, nhưng có những rủi ro khi thực hiện điều trị.
administrator
THỦ THUẬT NÂNG CHÂN MÀY

THỦ THUẬT NÂNG CHÂN MÀY

Nâng chân mày là một thủ thuật giúp cải thiện vẻ thẩm mỹ cho khuôn mặt của bạn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về quá trình thực hiện thủ thuật nâng chân mày nhé.
administrator