TẾ BÀO THẦN KINH

Tế bào thần kinh được xem là đơn vị cơ bản của hệ thống thần kinh, có chức năng dẫn truyền xung điện. Tế bào thần kinh là cầu nối để não bộ và các bộ phận khác trên cơ thể kết hợp với nhau, từ đó thực hiện các hành động khác nhau.

daydreaming distracted girl in class

TẾ BÀO THẦN KINH

Tế bào thần kinh là gì?

Tế bào thần kinh (neuron) là loại tế bào dài nhất cơ thể và được biệt hóa cao nên chúng không có khả năng phân chia nhưng chúng có khả năng tái sinh một phần của tế bào bị tổn thương. Tế bào thần kinh được xem là đơn vị cơ bản của hệ thống thần kinh, có chức năng dẫn truyền xung điện, chiếm khoảng mười phần trăm não bộ. Các tế bào thần kinh đệm và tế bào hình sao chiếm số phần trăm còn lại, giúp hỗ trợ và nuôi dưỡng tế bào thần kinh.

Có khoảng 86 tỷ neuron trong não nên ước tính một bào thai đang phát triển phải tạo ra khoảng 250.000 neuron mỗi phút mới có thể tạo ra được con số khủng này.

Một tế bào thần kinh được kết nối với 1.000 tế bào thần kinh khác, tạo ra một mạng lưới giao tiếp cực kỳ phức tạp. 

Cấu trúc của tế bào thần kinh 

Chúng ta chỉ có thể nhìn thấy được các tế bào thần kinh qua kính hiển vi, gồm 3 phần:

  • Thân tế bào: gồm nhân tế bào, lưới nội sinh chất, ty thể, ribosom, lysosom, bộ máy Golgi, tơ thần kinh, ống siêu vi và các bào quan khác. Thân tế bào là chỗ phình to của neuron, cung cấp dinh dưỡng cho neuron, có thể phát sinh xung động thần kinh và có thể tiếp nhận xung động thần kinh từ nơi khác truyền tới neuron.

  • Sợi nhánh (đuôi gai): Mỗi neuron đều có nhiều đuôi gai và ở mỗi đuôi gai được chia thành nhiều nhánh. Sợi nhánh là các tua ngắn mỏng manh mọc ra từ thân tế bào, có chức năng tiếp nhận các xung thần kinh từ tế bào khác, truyền chúng tới thân tế bào (tín hiệu hướng tâm), các xung này có thể tác động bằng cách kích thích hoặc ức chế.

  • Sợi trục: là sợi đơn dài, các sợi trục có sự chênh lệch rất nhiều, một số sợi có thể rất ngắn hoặc có thể dài hơn 1 mét, đường kính các sợi trục khác nhau, dao động từ 0,5 μm – 22 μm. Sợi trục mang thông tin từ thân tế bào và chuyển đến các tế bào khác. Các sợi trục dài nhất là hạch rễ lưng, là một cụm các tế bào thần kinh mang thông tin từ da đến não. Đối với người có chiều cao cao, một số sợi trục trong hạch rễ lưng có thể dài tới 2 mét tính từ ngón chân đến thân não.

Cả sợi nhánh và sợi trục có thể được gọi chung là sợi thần kinh.

Phân loại các tế bào thần kinh 

Theo hướng truyền xung thần kinh (có thể phân chia theo các cách phân loại khác), các neuron được chia thành 3 loại sau: 

  • Neuron hướng tâm (neuron cảm giác): truyền xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm đến trung ương thần kinh.

  • Neuron trung gian (neuron liên lạc): truyền xung thần kinh giữa các neuron.

  • Neuron li tâm (Neuron vận động): truyền xung thần kinh từ trung ương tới cơ quan phản ứng.

Myelin là áo giáp bảo vệ các tế bào thần kinh của cơ thể

Các chức năng của tế bào thần kinh

Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh là hai chức năng cơ bản của tế bào thần kinh.

Cảm ứng là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích bằng hình thức phát xung thần kinh. Dẫn truyền là khả năng tiếp nhận về thân nơron và truyền đi theo dọc sợi trục. 

Quá trình dẫn truyền tín hiệu thần kinh 

Một tế bào thần kinh sẽ nhận được tín hiệu từ các tế bào thần kinh khác cho đến khi neuron được kích hoạt (khi vượt quá ngưỡng), chúng gửi một xung điện dọc theo sợi trục của nó còn được gọi là quá trình điện thế hoạt động. Một điện thế hoạt động được tạo ra bởi sự chuyển động của các nguyên tử tích điện (ion) trên màng sợi trục.

Khi các tế bào thần kinh nghỉ ngơi, bên trong tích điện âm nhiều hơn bên ngoài màng tế bào, tạo nên điện thế màng, hoặc là điện thế nghỉ và thường có độ lớn khoảng -70 millivolts (mV).

Thân tế bào kích hoạt khi một dây thần kinh nhận đủ tín hiệu. Khi thân tế bào kích hoạt, một phần sợi trục gần thân tế bào sẽ khử cực dẫn đến sự tăng lên nhanh chóng điện thế màng và sau đó giảm xuống (trong khoảng 1.000 giây). Sự thay đổi điện thế này kích hoạt quá trình khử cực trong phần sợi trục bên cạnh và cứ thế tiếp tục, cho đến khi đã đi dọc theo toàn bộ chiều dài của sợi trục.

Sau khi mỗi phần được hoạt hóa, nó đi vào một trạng thái siêu phân cực ngắn (thời kì trơ) nên ít có khả năng được kích hoạt lại ngay lập tức.

Các ion kali (K +) và natri (Na +) di chuyển vào và ra khỏi các sợi trục thông qua kênh và bơm ion có điện thế, thường đóng vai trò chính tạo ra điện thế hoạt động. 

Nếu kích thích trên ngưỡng thì có hiện tượng khử cực và ngược lại. Độ lớn kích thích trên ngưỡng sẽ thể hiện qua tần số phát xung và tần số phát sinh xung điện lớn hơn khi kích thích mạnh mẽ hơn.

Tín hiệu thần kinh dẫn truyền qua các synapse 

Nhờ sự kết nối giữa các neuron và sự liên hệ với mô khác để có thể gửi các tín hiệu nhưng chúng không hề được kết nối qua tiếp xúc trực tiếp. Thay vào đó, kết nối luôn thông qua khớp nối giữa các tế bào, được gọi là synape.

Tín hiệu được truyền từ tế bào thần kinh tiền synapse (sợi thần kinh đầu tiên) đến tế bào sau synapse (tế bào thần kinh tiếp theo) và được truyền qua synapse bằng tín hiệu điện hoặc hóa học (synapse điện và synapse hóa học).

 

Có thể bạn quan tâm?
RĂNG NANH

RĂNG NANH

Bộ răng của chúng ta bao gồm 4 răng nanh (2 răng nanh hàm trên, 2 răng nanh hàm dưới) và răng ở vị trí thứ 3 tính từ răng cửa. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về răng nanh nhé.
administrator
ÁP LỰC TƯỚI MÁU

ÁP LỰC TƯỚI MÁU

Áp lực tưới máu là yếu tố giữ cho máu lưu thông đến mọi bộ phận của cơ thể, ngay cả những nơi xa tim nhất. Khi bạn không có đủ áp lực tưới máu ở một số bộ phận của cơ thể, đó có thể là một lời cảnh báo sớm về các vấn đề về tim,tuần hoàn hoặc dẫn đến các tình trạng nguy hiểm và đe dọa tính mạng.
administrator
SỮA NON

SỮA NON

Sữa non là dạng sữa mẹ đầu tiên được tuyến vú tiết ra sau khi sinh. Nó giàu chất dinh dưỡng, có nhiều kháng thể và chất chống oxy hóa để xây dựng hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh. Nó chuyển sang sữa mẹ trong vòng 2 – 4 ngày sau khi con bạn được sinh ra. Sữa non đặc hơn và có màu vàng hơn sữa mẹ thông thường.
administrator
TỦY SỐNG

TỦY SỐNG

Tủy sống là một cấu trúc hình trụ chạy qua trung tâm của cột sống, từ thân não đến lưng dưới, có chức năng mang các tín hiệu thần kinh đi khắp cơ thể.
administrator
CHỈ SỐ KHỐI CƠ THỂ (BMI)

CHỈ SỐ KHỐI CƠ THỂ (BMI)

Chỉ số khối cơ thể (BMI) là một công cụ mà các bác sử dụng để ước tính lượng chất béo trong cơ thể bằng cách sử dụng các phép đo chiều cao và cân nặng. Nó có thể giúp đánh giá các yếu tố nguy cơ đối với một số tình trạng sức khỏe nhất định. Chỉ số BMI không phải lúc nào cũng là đại diện chính xác cho mức độ béo của cơ thể.
administrator
DÂY THẦN KINH HẦU HỌNG

DÂY THẦN KINH HẦU HỌNG

Dây thần kinh hầu là bộ thứ 9 trong số 12 dây thần kinh sọ (CN IX). Nó cung cấp thông tin vận động, phó giao cảm và cảm giác cho miệng và cổ họng của bạn. Trong số các chức năng của nó, dây thần kinh giúp nâng cao một phần cổ họng của bạn, từ đó giúp chúng ta có cử động nuốt.
administrator
ĐỘT BIẾN MẮC PHẢI VÀ ĐỘT BIẾN DI TRUYỀN

ĐỘT BIẾN MẮC PHẢI VÀ ĐỘT BIẾN DI TRUYỀN

Đột biến di truyền là những thay đổi đối với DNA của cơ thể mà bạn thừa hưởng từ trứng và tế bào tinh trùng trong quá trình thụ thai. Đột biến mắc phải (hay xôma) là những thay đổi đối với DNA của cơ thể xảy ra sau khi thụ thai đối với các tế bào không phải trứng và tinh trùng. Các đột biến có thể dẫn đến các tình trạng di truyền ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.
administrator
ĐẦU GỐI

ĐẦU GỐI

Đầu gối là một trong những khớp lớn và phức tạp nhất trên cơ thể, đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về các bệnh lý thường gặp ở đầu gối nhé.
administrator