THỦ THUẬT ĐỊNH VỊ LẠI ỐNG TAI

Thủ thuật định vị lại ống tai có thể giúp giảm tình trạng chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV). Sau đây hãy cùng tìm hiểu về thủ thuật định vị lại ống tai nhé.

daydreaming distracted girl in class

THỦ THUẬT ĐỊNH VỊ LẠI ỐNG TAI

Tổng quan

Thủ thuật định vị lại ống tai có thể giúp giảm tình trạng chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV). BPPV là tình trạng gây ra những cơn chóng mặt ngắn nhưng dữ dội và chóng mặt xảy ra khi bạn di chuyển đầu. Chóng mặt thường xuất phát từ vấn đề với phần tai trong chịu trách nhiệm giữ thăng bằng. BPPV xảy ra khi các hạt nhỏ trong ống tai (otoconia) ở một phần tai trong của bạn bị vỡ ra và rơi vào các ống hình bán nguyệt.

Quy trình định vị lại ống tai có thể di chuyển các hạt này đến một phần khác của tai bạn, nơi chúng không gây chóng mặt. Thủ thuật bao gồm một số thao tác đơn giản. Nó có thể được thực hiện tại văn phòng bác sĩ. Quy trình này thường có hiệu quả và sẽ giảm chóng mặt khoảng 80% số người sau 1 hoặc 2 lần điều trị. Nhưng vấn đề này vẫn có thể tái diễn.

Tại sao cần thực hiện

Quy trình định vị lại ống tai được thực hiện để làm giảm các triệu chứng của BPPV. Quy trình này sẽ di chuyển các phần tử gây ra các triệu chứng từ các ống hình bán nguyệt (chứa chất lỏng của tai trong của bạn) đến một khu vực mà chúng sẽ không gây ra tình trạng này. Khi ở đó, những hạt này sẽ không gây chóng mặt và có khả năng sẽ hòa tan hoặc được chất dịch cơ thể trong tai của bạn tái hấp thu.

Rủi ro

Quy trình định vị lại ống tai có một số rủi ro nhất định, chẳng hạn như:

  • Chấn thương cổ hoặc lưng

  • Chuyển động của các hạt vẫn có thể tiếp tục gây ra chóng mặt

  • Các tác dụng phụ, bao gồm cảm giác buồn nôn, chóng mặt và choáng váng

Hãy chắc chắn rằng bạn đã nói với bác sĩ của mình về bất kỳ tình trạng y tế nào bạn mắc phải, chẳng hạn như bệnh lý cổ hoặc lưng, viêm khớp dạng thấp tiến triển, trước khi bắt đầu thủ thuật. Bạn có thể cần phải trì hoãn thực hiện thủ thuật.

Bạn cần chuẩn bị như thế nào?

Không cần sự chuẩn bị đặc biệt nào cho quy trình định vị lại ống tai. Mặc trang phục mà khiến bạn thoải mái và có thể di chuyển tự do.

Quá trình thực hiện

Trong quá trình

Quy trình định vị lại ống tai bao gồm việc giữ bốn tư thế trong khoảng 30 giây ở mỗi tư thế, hoặc miễn là bạn có các triệu chứng trong khi giữ ở tư thế đó. Nói chung, bạn sẽ ở được giữ trong mỗi tư thế thêm 30 giây sau khi các triệu chứng chấm dứt. Bác sĩ sẽ theo dõi đôi mắt của bạn để phát hiện những chuyển động bất thường trong quá trình phẫu thuật. Quy trình này có thể được lặp lại 3 lần hoặc nhiều hơn trong một phiên điều trị.

Quy trình định vị lại ống tai bao gồm các bước sau:

  • Đầu tiên, bạn chuyển từ tư thế ngồi sang tư thế ngả lưng với đầu quay sang bên một góc 45o. Bác sĩ sẽ giúp bạn kéo đầu qua mép bàn ở một góc nhỏ.

  • Đầu của bạn vẫn giữ tư thế kéo dài qua mép bàn, sau đó bạn sẽ được nhắc quay đầu từ từ ra một hướng khoảng 90 độ.

  • Sau đó, bạn sẽ chuyển sang tư thế nằm nghiêng (đầu của bạn nên hơi nghiêng trong khi bạn nhìn xuống sàn).

  • Cuối cùng, bạn cẩn thận trở lại tư thế ngồi, đầu nghiêng xuống và trở lại vị trí ở giữa. Bạn có thể cần ngồi yên trong khoảng 20 phút.

Sau khi làm thủ thuật

Sau thủ thuật, hãy tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Bác sĩ có thể sẽ hướng dẫn bạn cách tự thực hiện thủ thuật để bạn có thể thực hiện tại nhà nếu cần. Bạn có thể cần thực hiện các bài tập này trong vài ngày trước khi các triệu chứng biến mất.

Kết quả

Gần 80% những người trải qua quy trình này cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Nhưng nếu các triệu chứng của bạn trở lại, bác sĩ có thể lặp lại quy trình định vị lại ống tai. Quy trình này có thể cần được lặp lại nhiều lần để giảm các triệu chứng của bạn. Nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu các triệu chứng không cải thiện.

 

 

 
Có thể bạn quan tâm?
XÉT NGHIỆM HEMOGLOBIN

XÉT NGHIỆM HEMOGLOBIN

Xét nghiệm hemoglobin nhằm đo lượng hemoglobin trong máu của bạn, từ đó hỗ trợ chẩn đoán một số bệnh lý. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về xét nghiệm hemoglobin nhé.
administrator
THAY VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ QUA ỐNG THÔNG (TAVR)

THAY VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ QUA ỐNG THÔNG (TAVR)

Thay van động mạch chủ qua ống thông (TAVR) là một phẫu thuật tim xâm lấn tối thiểu được thực hiện để khôi phục lưu lượng máu, đồng thời giảm các dấu hiệu và triệu chứng của hẹp van động mạch chủ - chẳng hạn như đau ngực, khó thở, ngất xỉu và mệt mỏi.
administrator
PHƯƠNG PHÁP ÁP ĐÔNG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT

PHƯƠNG PHÁP ÁP ĐÔNG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT

Ung thư tuyến tiền liệt là tình trạng thường gặp phải trong cuộc sống hiện nay. Phương pháp áp đông trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt là thủ thuật được sử dụng nhiều trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phương pháp áp đông trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt nhé.
administrator
PHẪU THUẬT CẮT ĐẦU TỤY TÁ TRÀNG

PHẪU THUẬT CẮT ĐẦU TỤY TÁ TRÀNG

Phẫu thuật Whipple - còn được gọi là phẫu thuật cắt đầu tụy tá tràng, được thực hiện để loại bỏ phần đầu tụy nhằm điều trị các khối u và các rối loạn khác của tuyến tụy, ruột và ống mật.
administrator
PHẪU THUẬT CẮT BỎ TUYẾN THƯỢNG THẬN

PHẪU THUẬT CẮT BỎ TUYẾN THƯỢNG THẬN

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận là phương pháp điều trị bệnh lý ung thư tuyến thượng thận hiệu quả. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phương pháp phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận nhé
administrator
MÁY TẠO NHỊP TIM

MÁY TẠO NHỊP TIM

Máy tạo nhịp tim là một thiết bị nhỏ được đặt (cấy ghép) vào ngực để giúp kiểm soát nhịp tim. Nó được sử dụng để ngăn tim đập quá chậm. Cấy máy tạo nhịp tim trong ngực đòi hỏi một thủ tục phẫu thuật.
administrator
XÉT NGHIỆM FERRITIN

XÉT NGHIỆM FERRITIN

Xét nghiệm ferritin nhằm đo lượng ferritin trong máu, từ đó giúp bác sĩ xác định xem cơ thể bạn đang dự trữ bao nhiêu sắt. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về xét nghiệm ferritin nhé.
administrator
PHẪU THUẬT MỞ KHÍ QUẢN

PHẪU THUẬT MỞ KHÍ QUẢN

Mở khí quản là phẫu thuật thực hiện để tạo ra một đường dẫn khí để giúp bạn thở khi đường thở thông thường bị tắc nghẽn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về thủ thuật mở khí quản nhé.
administrator