XÉT NGHIỆM FERRITIN

Xét nghiệm ferritin nhằm đo lượng ferritin trong máu, từ đó giúp bác sĩ xác định xem cơ thể bạn đang dự trữ bao nhiêu sắt. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về xét nghiệm ferritin nhé.

daydreaming distracted girl in class

XÉT NGHIỆM FERRITIN

Tổng quan

Xét nghiệm ferritin nhằm đo lượng ferritin trong máu của bạn. Ferritin là một loại protein trong máu có chứa sắt. Xét nghiệm ferritin giúp bác sĩ biết được cơ thể bạn dự trữ bao nhiêu sắt.

Nếu xét nghiệm ferritin cho thấy nồng độ ferritin trong máu của bạn thấp hơn bình thường, điều đó cho thấy lượng sắt dự trữ trong cơ thể bạn đang ở mức thấp và bạn đang bị thiếu sắt. Kết quả là bạn có thể bị thiếu máu.

Nếu xét nghiệm ferritin cho thấy nồng độ độ cao hơn bình thường, điều đó có thể cho thấy rằng bạn đang mắc một bệnh lý khiến cơ thể tích trữ quá nhiều sắt. Nó cũng có thể chỉ ra bệnh gan, viêm khớp dạng thấp, các tình trạng viêm khác hoặc cường giáp. Một số loại ung thư cũng có thể làm cho nồng độ ferritin trong máu của bạn cao.

Tại sao cần thực hiện

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có quá nhiều hoặc quá ít chất sắt trong cơ thể, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm ferritin. Xét nghiệm có thể chẩn đoán hoặc gợi ý:

  • Thiếu máu do thiếu sắt

  • Hemachromatosis - một tình trạng khiến cơ thể bạn hấp thụ quá nhiều sắt từ thực phẩm bạn ăn

  • Bệnh gan

  • Bệnh Still người lớn

Bác sĩ cũng có thể đề nghị xét nghiệm ferritin nếu bạn được chẩn đoán mắc chứng rối loạn dẫn đến quá nhiều sắt trong cơ thể, chẳng hạn như bệnh huyết sắc tố. Bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm ferritin để theo dõi tình trạng của bạn và hướng dẫn điều trị.

Bạn cần chuẩn bị những gì?

Nếu mẫu máu của bạn chỉ được xét nghiệm ferritin, bạn có thể ăn uống bình thường trước khi xét nghiệm. Nếu mẫu máu của bạn sẽ được sử dụng cho các xét nghiệm khác, bạn có thể cần nhịn ăn một thời gian trước khi xét nghiệm. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể cho bạn.

Quá trình thực hiện

Trong quá trình thực hiện xét nghiệm ferritin, một nhân viên y tế sẽ lấy mẫu máu bằng cách đâm kim vào tĩnh mạch trên cánh tay của bạn. Mẫu máu được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích. Bạn có thể trở lại các hoạt động thường ngày của mình ngay lập tức.

Kết quả

Phạm vi bình thường của ferritin trong máu là:

  • Đối với nam giới từ 24 - 336 microgam mỗi lít

  • Đối với phụ nữ từ 11 - 307 microgam mỗi lít

Kết quả thấp hơn bình thường

Điều này cho thấy bạn bị thiếu sắt. Bạn cũng có thể bị thiếu máu. Nếu nồng độ ferritin của bạn thấp, bác sĩ sẽ tiếp tục thăm khám xác định nguyên nhân.

Kết quả cao hơn bình thường

Nồng ferritin cao hơn bình thường có thể được gặp phải trong một số trường hợp. Tuy nhiên, việc chẩn đoán những tình trạng này có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm bổ sung dựa trên các triệu chứng và quá trình khám sức khỏe của bạn.

  • Hemochromatosis

  • Porphyria - Một nhóm các rối loạn do thiếu hụt enzym ảnh hưởng đến hệ thần kinh và làn da của bạn

  • Viêm khớp dạng thấp hoặc một chứng rối loạn viêm mãn tính khác

  • Bệnh gan

  • Cường giáp

  • Bệnh bạch cầu

  • Bệnh ung thư gan

  • Truyền máu nhiều lần

  • Lạm dụng rượu

  • Uống quá nhiều chất bổ sung sắt

Nếu mức ferritin của bạn trên mức bình thường, bác sĩ có thể cần phải đánh giá lại bằng các xét nghiệm khác để xác định các bước tiếp theo.

Để biết chi tiết cụ thể về kết quả xét nghiệm ferritin của bạn có nghĩa là gì, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
XÉT NGHIỆM CHỨC NĂNG GAN

XÉT NGHIỆM CHỨC NĂNG GAN

Xét nghiệm chức năng gan có thể giúp bác sĩ xác định chẩn đoán hay theo dõi hoạt động của gan. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về xét nghiệm chức năng gan nhé.
administrator
KÍCH THÍCH THẦN KINH PHẾ VỊ

KÍCH THÍCH THẦN KINH PHẾ VỊ

Kích thích dây thần kinh phế vị là thủ thuật cấy ghép một thiết bị để kích thích dây thần kinh phế vị nhằm điều trị chứng động kinh và trầm cảm.
administrator
PHẪU THUẬT TIM XÂM LẤN TỐI THIỂU

PHẪU THUẬT TIM XÂM LẤN TỐI THIỂU

Phẫu thuật tim xâm lấn tối thiểu được thực hiện để điều trị nhiều loại bệnh lý tim mạch khác nhau, có nhiều ưu điểm vượt trội so với phẫu thuật tim hở. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phẫu thuật tim xâm lán tối thiểu nhé.
administrator
HÔ HẤP KÝ

HÔ HẤP KÝ

Hô hấp ký (spirometry) là một xét nghiệm phổ biến được sử dụng để chẩn đoán bệnh hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và các bệnh lý khác ảnh hưởng đến hô hấp.
administrator
XÉT NGHIỆM GIẤC NGỦ (POLYSOMNOGRAPHY)

XÉT NGHIỆM GIẤC NGỦ (POLYSOMNOGRAPHY)

Xét nghiệm giấc ngủ ghi lại sóng não, nồng độ oxy trong máu, nhịp tim và nhịp thở, cũng như chuyển động của mắt và chân để chẩn đoán tình trạng rối loạn giấc ngủ.
administrator
XÉT NGHIỆM A1C

XÉT NGHIỆM A1C

Thực hiện xét nghiệm A1C có thể giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh lý Đái tháo đường. Thực hiện xét nghiệm A1C thường xuyên để tầm soát cũng như theo dõi hiệu quả điều trị bệnh lý Đái tháo đường. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về xét nghiệm A1C nhé
administrator
NỘI SOI ĐƯỜNG TIÊU HÓA TRÊN

NỘI SOI ĐƯỜNG TIÊU HÓA TRÊN

Nội soi đường tiêu hóa trên là một thủ thuật được sử dụng để chẩn đoán và đôi khi là điều trị các tình trạng gặp phải ở phần trên của hệ tiêu hóa. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về thủ thuật nội soi đường tiêu hóa trên nhé.
administrator
TẨY LÔNG BẰNG LASER

TẨY LÔNG BẰNG LASER

Tẩy lông bằng laser là một thủ thuật sử dụng chùm ánh sáng tập trung (tia laser) để loại bỏ lông tại một khu vực trên cơ thể trong một thời gian dài. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về thủ thuật tẩy lông bằng laser nhé.
administrator