daydreaming distracted girl in class

THƯƠNG HÀN

TỔNG QUAN

Sốt thương hàn do vi khuẩn  Salmonella typhi gây ra. Ở các nước phát triển, sốt thương hàn rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên nó vẫn còn là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe ở các nước đang phát triển, đặc biệt là trẻ em.

Sử dụng thức ăn, nước uống bị ô nhiễm, hay ở gần người bệnh có thể bị nhiễm sốt thương hàn. Đa số người nhiễm thương hàn đều có triệu chứng thuyên giảm sau khi bắt đầu sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp tử vong do những biến chứng mà nó đem lại. 

Vaccine phòng ngừa sốt thương hàn chỉ có tác dụng một phần và thường được sử dụng để phòng ngừa cho những người có khả năng cao phơi nhiễm với mầm bệnh hoặc những người đi du lịch đến vùng có nguy cơ.

NGUYÊN NHÂN

Sốt thương hàn do vi khuẩn nguy hiểm có tên là Salmonella typhi gây ra. Salmonella typhi cũng gây ra nhiễm khuẩn salmonellosis, một bệnh nhiễm trùng đường ruột nghiêm trọng khác, không giống thương hàn.

C:\Users\CUOM\AppData\Local\Microsoft\Windows\INetCache\Content.MSO\5AA15FEC.tmp

Salmonella typhi là nguyên nhân gây sốt thương hàn và một số bệnh đường ruột khác

Lây truyền qua đường phân - miệng, thức ăn ô nhiễm.

Hầu hết mọi người ở các nước phát triển đều nhiễm vi khuẩn thương hàn khi họ đang đi du lịch. Khi đã bị nhiễm bệnh, họ có thể lây cho người khác qua đường phân-miệng.

Sử dụng thức ăn và nước uống không hợp vệ sinh có thể là nguyên nhân nhiễm vi khuẩn thương hàn

Vi khuẩn Salmonella typhi được thải qua phân và nước tiểu của người bị nhiễm bệnh. Nếu bạn ăn thức ăn đã được chế biến bởi người bị sốt thương hàn, không vệ sinh cẩn thận, bạn có thể bị nhiễm bệnh.

Ở các nước đang phát triển, nơi mà bệnh thương hàn diễn ra phổ biến, hầu hết mọi người bị nhiễm bệnh do uống nước bị ô nhiễm. Vi khuẩn cũng có thể lây lan qua thực phẩm bị nhiễm và qua tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm bệnh.

Người mang mầm bệnh 

Ngay cả sau khi điều trị bằng thuốc kháng sinh, một số ít người khỏi bệnh vẫn có thể mang mầm bệnh trong người. Những người này, được gọi là người mang mầm bệnh mãn tính, không còn các dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, mầm bệnh vẫn được  thải ra ngoài theo phân và có khả năng lây nhiễm sang người khác.

Các yếu tố rủi ro

Sốt thương hàn là một mối đe dọa nghiêm trọng trên toàn thế giới và ảnh hưởng đến khoảng 27 triệu người mỗi năm. Thương hàn xuất hiện ở Ấn Độ, Đông Nam Á, Châu Phi, Nam Mỹ và nhiều khu vực khác.

Trên toàn thế giới, trẻ em có nguy cơ mắc bệnh cao nhất, tuy nhiên lại thường có các triệu chứng nhẹ hơn người lớn.

Nếu bạn sống ở một quốc gia hiếm gặp sốt thương hàn, bạn sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh nếu:

  • Làm việc hoặc đi du lịch đến các khu vực có bệnh thương hàn

  • Là một nhà vi sinh học lâm sàng làm việc trên vi khuẩn Salmonella typhi

  • Tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh hoặc gần đây đã bị nhiễm bệnh thương hàn

  • Uống nước bị ô nhiễm chứa vi khuẩn Salmonella typhi

TRIỆU CHỨNG

Các dấu hiệu, triệu chứng của thường hàn thường xuất hiện từ 1 đến 3 tuần sau khi nhiễm bệnh và có khả năng tiến triển.

Giai đoạn sớm

Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:

  • Sốt, có thể lên tới 40,5oC

  • Đau đầu

  • Suy nhược và mệt mỏi

  • Đau cơ

  • Đổ mồ hôi

  • Ho khan

  • Chán ăn và sụt cân

  • Đau bụng

  • Tiêu chảy hoặc táo bón

  • Phát ban

  • Bụng sưng to.

Giai đoạn muộn

Nếu không được chữa trị kịp thời, bạn có thể:

  • Mê sảng

  • Nằm bất động và kiệt sức với đôi mắt khép hờ 

Các biến chứng đe dọa tính mạng thường xuất hiện vào thời điểm này. Ở một số người, các dấu hiệu và triệu chứng có thể trở lại trong vòng hai tuần sau khi hạ sốt. Hãy liên hệ với bác sĩ khi bạn bắt đầu có triệu chứng và ở nơi có nguy cơ cao nhiễm thương hàn.

BIẾN CHỨNG

Chảy máu hoặc thủng ruột

Chảy máu hoặc thủng ruột là những biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh sốt thương hàn, thường xuất hiện vào tuần thứ ba của bệnh. Trong tình trạng này, ruột non hoặc ruột già xuất hiện các lỗ thủng. Các chất từ ​​ruột rò rỉ vào dạ dày và có thể gây đau dạ dày nghiêm trọng, gây buồn nôn, nôn và nhiễm trùng máu. Biến chứng này rất nguy hiểm, đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Các biến chứng khác, ít phổ biến hơn

Các biến chứng khác có thể xảy ra bao gồm:

  • Viêm cơ tim

  • Viêm nội tâm mạc

  • Nhiễm trùng các mạch máu lớn (chứng phình động mạch cơ)

  • Viêm phổi

  • Viêm tụy

  • Nhiễm trùng thận hoặc bàng quang

  • Viêm màng não

  • Các vấn đề tâm thần, chẳng hạn như mê sảng, ảo giác và rối loạn tâm thần hoang tưởng

Với phương pháp điều trị hiệu quả hiện nay, người bị nhiễm bệnh đều có thể phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. 

CHẨN ĐOÁN

Tiền sử bệnh, du lịch.

Bác sĩ có thể nghi ngờ bệnh sốt thương hàn dựa trên các triệu chứng cũng như tiền sử bệnh và du lịch của bạn. Tuy nhiên, bệnh sẽ được xác định nhờ vào các xét nghiệm máu và xét nghiệm vi sinh.

Xét nghiệm máu, nuôi cấy vi khuẩn.

Để nuôi cấy, một mẫu nhỏ máu, phân, nước tiểu hoặc tủy xương được đặt trong một môi trường đặc biệt kích thích sự phát triển của vi khuẩn. Việc nuôi cấy sau đó sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm sự hiện diện của vi khuẩn thương hàn. Cấy tủy xương thường là xét nghiệm có độ nhạy cao nhất đối với Salmonella typhi.

Mặc dù thực hiện nuôi cấy vi khuẩn là xét nghiệm chẩn đoán phổ biến nhất, nhưng các xét nghiệm khác có thể được sử dụng để xác nhận nghi ngờ nhiễm sốt thương hàn, chẳng hạn như xét nghiệm phát hiện kháng thể đối với vi khuẩn thương hàn hoặc xét nghiệm kiểm tra DNA của vi khuẩn thương hàn trong máu.

ĐIỀU TRỊ

Sử dụng thuốc kháng sinh là cách điều trị hiệu quả duy nhất cho bệnh sốt thương hàn.

Thuốc kháng sinh kê đơn.

Thuốc kháng sinh kê đơn thường được sử dụng bao gồm:

  • Ciprofloxacin (Cipro). Một loại thuốc tương tự khác được gọi là ofloxacin cũng có thể được sử dụng. Tuy nhiên, nhiều chủng vi khuẩn Salmonella typhi không còn nhạy cảm với các loại kháng sinh thuộc loại này, đặc biệt là các chủng ở Đông Nam Á.

  • Azithromycin (Zithromax). Thuốc này có thể sử dụng thay thế cho người chống chỉ định với ciprofloxacin hoặc vi khuẩn kháng với ciprofloxacin.

  • Ceftriaxone. Thuốc kháng sinh dạng tiêm này là một giải pháp thay thế trong các trường hợp nhiễm trùng nặng, phức tạp hơn và cho người chống chỉ định với ciprofloxacin.

Những loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ, và sử dụng lâu dài có thể dẫn đến sự đề kháng kháng sinh.

Các vấn đề về đề kháng kháng sinh

Trước đây, loại thuốc được lựa chọn là chloramphenicol. Tuy nhiên, hiện này loại thuốc này không còn sử dụng phổ biến vì tác dụng phụ, tỷ lệ tái phát cao và tình trạng vi khuẩn kháng thuốc lan rộng.

Hiện nay, tình trạng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh đang trở nên phổ biến, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Trong những năm gần đây, Salmonella typhi cũng đã xác nhận có khả năng kháng lại trimethoprim-sulfamethoxazole, ampicillin và ciprofloxacin.

Các phương pháp điều trị khác

Các phương pháp điều trị khác bao gồm:

  • Bổ sung nước. Giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước khi bị sốt và tiêu chảy kéo dài. Nếu bạn bị mất nước nghiêm trọng, bạn có thể cần phải truyền dịch qua tĩnh mạch.

  • Phẫu thuật. Nếu ruột bị thủng, bạn sẽ cần được phẫu thuật để vá lại lỗ thủng.

PHÒNG NGỪA

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân và chăm sóc y tế đầy đủ có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát bệnh sốt thương hàn. Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia đang phát triển, khó có thể đảm bảo được các vấn đề trên. Vì lý do này, một số chuyên gia y tế tin rằng vaccine là cách tốt nhất để phòng ngừa, kiểm soát thương hàn.

Nên tiêm vaccine nếu bạn sống hoặc đang đi du lịch đến những khu vực có nguy cơ bị sốt thương hàn cao.

Vaccine 

Có hai loại vaccine.

  • Một mũi được tiêm trước khi đi du lịch ít nhất một tuần.

  • Một loại được dùng bằng đường uống với bốn viên uống cách ngày.

Không có vắc xin nào có hiệu quả 100%. Cả hai đều yêu cầu được lặp lại vì hiệu quả của chúng giảm dần theo thời gian. Vì vaccine không cung cấp sự bảo vệ hoàn toàn, hãy làm theo các hướng dẫn sau khi đi đến các khu vực có nguy cơ cao:

  • Rửa tay. Thường xuyên rửa tay bằng nước nóng, xà phòng là cách tốt nhất để kiểm soát nhiễm trùng. Rửa sạch trước khi ăn hoặc chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh. 

  • Tránh uống nước chưa qua xử lý. Nước uống bị ô nhiễm là một vấn đề đặc biệt ở những khu vực lưu hành bệnh thương hàn. Vì lý do đó, chỉ nên uống nước đóng chai khi đi du lịch. Tránh đồ uống có đá. Sử dụng nước đóng chai để đánh răng và cố gắng không nuốt nước khi tắm.

  • Tránh trái cây và rau sống. Vì sản phẩm sống có thể đã được rửa trong nước bị ô nhiễm, nên tránh các loại trái cây và rau mà bạn không thể gọt vỏ. Để an toàn tuyệt đối, bạn có thể tránh hoàn toàn thực phẩm sống.

  • Chọn thức ăn nóng. Tránh thực phẩm được bảo quản hoặc phục vụ ở nhiệt độ phòng. Hâm nóng thức ăn nếu có thể và tránh sử dụng thực phẩm từ người bán hàng rong.

Ngăn ngừa lây nhiễm cho người khác

Nếu bạn nhiễm thương hàn, hãy tuân thủ các hướng dẫn sau để tránh lây nhiễm cho người khác

  • Uống thuốc kháng sinh đúng cách. Làm theo hướng dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc kháng sinh và nhớ uống hết toàn bộ đơn thuốc.

  • Rửa tay thường xuyên. Dùng nước nóng, xà phòng và cọ rửa kỹ trong ít nhất 30 giây, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

  • Tránh tiếp xúc với thức ăn. Tránh chế biến thức ăn cho người khác cho đến khi bác sĩ cho biết bạn không còn lây nhiễm nữa.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
CÚM

CÚM

administrator
NHIỄM NẤM CANDIDA

NHIỄM NẤM CANDIDA

administrator
TĂNG TIẾT MỒ HÔI

TĂNG TIẾT MỒ HÔI

administrator
DỊ ỨNG THỜI TIẾT

DỊ ỨNG THỜI TIẾT

administrator
HỘI CHỨNG CARCINOID

HỘI CHỨNG CARCINOID

administrator
UNG THƯ ÂM ĐẠO

UNG THƯ ÂM ĐẠO

administrator
NGHIỆN GAME

NGHIỆN GAME

administrator
DỊ TẬT HẬU MÔN TRỰC TRÀNG Ở TRẺ EM

DỊ TẬT HẬU MÔN TRỰC TRÀNG Ở TRẺ EM

administrator