daydreaming distracted girl in class

TIÊU CHẢY

 

Tổng quan

Tiêu chảy – phân lỏng, nhiều nước và đi tiêu nhiều hơn – là một tình trạng phổ biến. Nó có thể xuất hiện đơn lẻ hay kết hợp với các triệu chứng khác, chẳng hạn như buồn nôn, nôn, đau bụng hay sụt cân.

May mắn rằng tình trạng tiêu chảy thường không kéo dài quá vài ngày. Khi tiêu chảy kéo dài từ vài ngày tới vài tuần, nó thường báo hiệu một vấn đề khác – chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích (IBS) hay rối loạn nghiêm trọng hơn, bao gồm nhiễm trùng dai dẳng, bệnh celiac hay bệnh viêm ruột (IBD).

Triệu chứng

Các triệu chứng liên quan tới tiêu chảy bao gồm:

  • Chuột rút bụng, đau bụng

  • Đầy hơi

  • Buồn nôn

  • Nôn mửa

  • Sốt

  • Máu trong phân

  • Chất nhầy trong phân

  • Cần đi tiêu gấp

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn là người lớn, hãy đến gặp bác sĩ nếu:

  • Tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày mà không cải thiện

  • Bị mất nước

  • Đau bụng hay trực tràng dữ dội

  • Đi tiêu ra máu, phân đen

  • Bị sốt trên 102oF (39oC)

Ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ, tiêu chảy có thể gây mất nước nhanh chóng. Liên hệ bác sĩ nếu con bạn mắc tiêu chảy không cải thiện trong 24h hay:

  • Mất nước

  • Bị sốt trên 102oF (39oC)

  • Đi tiêu ra máu, phân đen

Bị tiêu chảy thì nên có chế độ ăn như thế nào? | Medlatec

Tiêu chảy là tình trạng rất hay gặp phải

Nguyên nhân

Một số bệnh hay tình trạng có thể gây ra tiêu chảy, bao gồm:

  • Virus. Các loại virus gây tiêu chảy bao gồm virus Norwalk (norovirus), adenovirus đường ruột, astrovirus, cytomegalovirus và virus viêm gan. Rotavirus là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy cấp ở trẻ em. Virus COVID-19 cũng liên quan tới các triệu chứng đường tiêu hóa bao gồm buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.

  • Vi khuẩn và ký sinh trùng. Tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh, chẳng hạn như E. coli hay ký sinh trùng qua thức ăn, nước bị ô nhiễm có thể dẫn tới tiêu chảy. Khi đi du lịch ở các nước đang phát triển, bệnh tiêu chảy vi khuẩn và ký sinh trùng gây ra gọi là tiêu chảy ở khách du lịch. Clostridioides difficile (C. diff) là một loại vi khuẩn khác gây tiêu chảy sau một đợt sử dụng kháng sinh hay trong khi nhập viện.

  • Sử dụng thuốc. Nhiều loại thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng sinh, có thể gây tiêu chảy. Thuốc kháng sinh vừa tiêu diệt vi khuẩn xấu vừa tiêu diệt vi khuẩn tốt. Do đó, có thể gây mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột dẫn tới tiêu chảy hay nhiễm C. diff. Thuốc ung thư, thuốc antacid từ magie cũng có thể gây tiêu chảy.

  • Không dung nạp lactose. Những người mắc tình trạng này thường bị tiêu chảy sau khi sử dụng các sản phẩm từ sữa. Enzyme tiêu hóa lactose giảm xuống khi bạn già đi.

  • Fructose. Fructose có thể gây tiêu chảy ở một số người, có trong trái cây, mật ong hay là chất tạo ngọt của một số loại đồ uống.

  • Chất ngọt nhân tạo. Sorbitol, erythritol và mannitol là những chất ngọt nhân tạo có thể gây tiêu chảy ở một số người.

  • Phẫu thuật. Phẫu thuật cắt bỏ một phần ruột hay túi mật đôi khi có thể gây tiêu chảy.

  • Các rối loạn tiêu hóa khác. Tiêu chảy mãn tính có thể do một số nguyên nhân, chẳng hạn như IBS, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, bệnh celiac, viêm đại tràng vi thể hay sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong ruột non (SIBO).

Tiêu chảy

Tiêu chảy có thể là triệu chứng của bệnh lý khác

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ hỏi tiền sử bệnh, các thuốc đang dùng, khám sức khỏe hay yêu cầu một số xét nghiệm để chẩn đoán tiêu chảy. Các xét nghiệm có thể bao gồm:

  • Xét nghiệm máu. Xét nghiệm công thức máu, đo chất điện giải, chức năng thận giúp xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh tiêu chảy.

  • Xét nghiệm phân. Kiểm tra vi khuẩn hay ký sinh trùng có thể gây tiêu chảy của bạn trong phân.

  • Xét nghiệm hơi thở hydro. Xét nghiệm này giúp bác sĩ xác định bạn có mắc chứng không dung nạp lactose hay không. Bạn được uống dung dịch chứa nhiều lactose, sau đó đo lượng hydro trong hơi thở. Thở ra quá nhiều hydro cho thấy bạn không tiêu hóa và hấp thụ được lactose.

  • Nội soi đại tràng sigma, nội soi đại tràng. Sử dụng ống mỏng, sáng đưa vào trực tràng để quan sát bên trong ruột kết của bạn. Thiết bị này cũng có thể lấy mẫu mô nhỏ (sinh thiết) từ ruột kết của bạn. Nội soi sigma giúp quan sát đại tràng dưới, nội soi đại tràng giúp quan sát toàn bộ đại tràng.

  • Nội soi đường tiêu hóa trên. Nội soi nhằm kiểm tra dạ dày, phần trên ruột non của bạn, đồng thời có thể lấy mẫu mô (sinh thiết).

Điều trị

Hầu hết các trường hợp tiêu chảy sẽ tự khỏi sau vài ngày mà không cần điều trị. Nếu thay đổi lối sống và các biện pháp điều trị tiêu chảy tại nhà không thành công, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc hay các phương pháp điều trị khác.

Kháng sinh hay thuốc trị ký sinh trùng

Thuốc này có thể điều trị tiêu chảy do vi khuẩn hay ký sinh trùng. Nếu nguyên nhân do virus, sử dụng thuốc này sẽ không có hiệu quả.

Bổ sung nước và chất điện giải

Bác sĩ sẽ khuyên bạn cần bổ sung nước và các chất điện giải. Đối với người lớn, bạn có thể uống nước chứa chất điện giải, nước trái cây hay nước canh. Nếu uống làm rối loạn hoạt động của dạ dày hay gây nôn, bạn có thể được truyền tĩnh mạch.

Nước giúp bổ sung dịch hiệu quả nhưng nó không chứa các chất điện giải – natri, kali – cần thiết cho cơ thể. Uống nước trái cây bổ sung kali, ăn súp để cung cấp natri để duy trì nồng độ các chất điện giải. Một số loại trái cây, ví dụ như táo, có thể gây tiêu chảy nặng hơn.

Đối với trẻ em, bạn nên sử dụng các sản phẩm bù nước như Pedialyte, để ngăn ngừa tình trạng mất nước.

Điều chỉnh thuốc

Nếu thuốc kháng sinh gây ra tình trạng tiêu chảy ở bạn, bác sĩ có thể giảm liều hay chuyển sang thuốc khác.

Điều trị nguyên nhân

Nếu tiêu chảy do một tình trạng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm ruột, bạn sẽ cần điều trị tình trạng đó. Lập kế hoạch điều trị từ các chuyên gia, bác sĩ tiêu hóa giúp cải thiện tốt tình trạng này.

 

 

 
Có thể bạn quan tâm?
BẠCH CẦU CẤP DÒNG TỦY

BẠCH CẦU CẤP DÒNG TỦY

administrator
HỞ EO CỔ TỬ CUNG

HỞ EO CỔ TỬ CUNG

administrator
VIÊM TUYẾN TIỀN LIỆT

VIÊM TUYẾN TIỀN LIỆT

administrator
ÁP XE THẬN

ÁP XE THẬN

administrator
HỘI CHỨNG TIẾT HORMONE KHÁNG BÀI NIỆU KHÔNG PHÙ HỢP

HỘI CHỨNG TIẾT HORMONE KHÁNG BÀI NIỆU KHÔNG PHÙ HỢP

administrator
U LYMPHO KHÔNG HODGKIN

U LYMPHO KHÔNG HODGKIN

administrator
TỨ CHỨNG FALLOT

TỨ CHỨNG FALLOT

administrator
HÔI NÁCH

HÔI NÁCH

administrator