VAN DẠ DÀY THỰC QUẢN

Van ngăn cách dạ dày với thực quản gọi là van dạ dày thực quản có chức năng ngăn không cho thức ăn, dịch acid dạ dày trào ngược lên thực quản.

daydreaming distracted girl in class

VAN DẠ DÀY THỰC QUẢN

Vị trí của Van dạ dày thực quản

Dạ dày nằm ở vùng thượng vị và hạ sườn trái, ngay dưới vòm hoành trái, có hình chữ J với hai thành trước và sau, hai bờ cong bé và lớn. Dung tích dạ dày ở tuổi dậy thì khoảng 1000ml và khi trưởng thành là 1500ml, còn ở trẻ mới sinh ra dạ dày có dung tích khoảng 30mL

Là phần phình to nhất của ống tiêu hóa, bao gồm 5 phần là tâm vị, đáy vị, thân vị, hang vị và môn vị. Ngoài ra, dạ dày bao gồm các van ngăn dạ dày với các bộ phận tiếp giáp trong hệ tiêu hóa với 2 van:

  • Phần trên: dạ dày giáp với thực quản ở tâm vị

  • Phần dưới: giáp với tá tràng ở môn vị

Van dạ dày ngăn cách dạ dày với thực quản gọi là van dạ dày thực quản, có vị trí nằm sau sụn sườn 7 trái, trước đốt sống D10, lệch đường giữa khoảng 2,5cm. Đây là van một chiều.

Hở van dạ dày thực quản có thể gây ra tình trạng trào ngược dạ dày

Cấu tạo của van dạ dày thực quản

Van dạ dày thực quản có cấu tạo như cấu trúc chung của phần cơ ống tiêu hóa, là phần cơ thắt dưới của thực quản gồm có hai lớp cơ trơn bao gồm:

Lớp cơ vòng là các sợi lớp trong, xếp dạng vòng quanh và thắt dày hơn so với các vị trí khác của ống tiêu hóa.

Lớp cơ dọc gồm các sợi cơ xếp theo chiều dọc nằm ở lớp ngoài.

Lớp niêm mạc lót trong bề mặt lớp cơ là các thượng mô lát tầng chứa các tuyến tiết niêm dịch, có chức năng bảo vệ, tiết dịch và hấp thu. 

Ngoài ra, giữa hai lớp cơ có các mạch máu, mạch bạch huyết và các dây thần kinh tự chủ. 

Chức năng của van dạ dày thực quản

Van dạ dày thực quản chỉ giãn mở ra khi nuốt, sau đó sẽ co thắt và đóng kín lại, nhằm ngăn không cho thức ăn, dịch acid dạ dày trào ngược lên thực quản. 

Khi van dạ dày thực quản bị hở, tùy theo mức độ hở van dạ dày sẽ có tình trạng trào ngược từng lúc hoặc thường xuyên. Dịch dạ dày trào lên sẽ làm tổn thương niêm mạc thực quản gây viêm. 

Các triệu chứng của người bị hở van dạ dày thực quản bao gồm:

  • Khó nuốt

  • Đau ngực

  • Ợ nóng

  • Ợ chua

  • Buồn nôn

  • Chán ăn và sút cân

Acid trào ngược gây cảm giác đau tức ngực, dễ bị nhầm với các bệnh tim mạch. Một lượng nhỏ acid trào ngược có thể gây các bệnh viêm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm mũi xoang, viêm phổi,vvv,…

Các bệnh lý thường gặp với thực quản

Có ba nhóm bệnh thường gặp, liên quan đến những nguyên nhân gây bệnh tại thực quản.

Nhóm bệnh do trào ngược

  • Hội chứng GERD: dạ dày thực quản trào ngược

  • Co thắt thực quản, tâm vị

  • Thực quản Barrett

  • Viêm, loét thực quản

  • Hẹp thực quản

Nhóm bệnh lý do biến đổi về cấu tạo thực quản

  • Ung thư thực quản

  • Phì đại tĩnh mạch thực quản

Nhóm bệnh lý về chấn thương và nhiễm trùng

  • Rách/ thủng thực quản

  • Dị vật đường tiêu hóa

  • Áp xe thực quản

Đa số các tổn thương nguyên phát thuộc nhóm bệnh lý trào ngược và các bệnh lý về co thắt thực quản. 

Nhóm bệnh lý thay đổi cấu trúc mô và tế bào thường là do sự kéo dài tác nhân kích thích. Cụ thể ở trường hợp này là dịch vị dạ dày. 

Việc trào ngược thường xuyên gây viêm vùng thực quản và các tổn thương ở van dạ dày thực quản dẫn đến các biến đổi tế bào học như chuyển sản và dị sản. Cuối cùng sẽ chít hẹp, xơ hóa hoặc chuyển thành ung thư.

Ở một số trường hợp nghiêm trọng có thể gây ra thực quản, đây là tình trạng rất nguy hiểm. Về lâu dài, tình trạng này có thể gây xơ hóa và chít hẹp van trong tương lai.

Các biện pháp chẩn đoán các bệnh về cơ vòng thực quản và van dạ dày thực quản

Bệnh lý vùng thực quản và van dạ dày – thực quản cũng khá đa dạng. Khi bác sĩ khám có nghi ngờ các bệnh về van dạ dày – thực quản, có thể bạn sẽ được chỉ định một số thủ thuật như sau:

  • Chẩn đoán hình ảnh học X-quang

  • Nội soi thực quản: Nội soi thực quản sử dụng các dụng cụ nội soi ghi lại các hình ảnh chi tiết về cấu trúc bên trong thực quản nhằm phát hiện ra các tổn thương ở thực quản

  • Đo áp lực thực quản (Esophageal manometry): Đây là một thủ thuật cần thiết trong xác định chẩn đoán co thắt tâm vị.

 

Có thể bạn quan tâm?
ĐỘNG MẠCH CHỦ XUỐNG

ĐỘNG MẠCH CHỦ XUỐNG

Động mạch chủ xuống là một phần của động mạch chính trong cơ thể chúng ta. Nó chạy qua ngực và đến cơ hoành của bạn. Các nhánh của động mạch chủ xuống cung cấp máu cho tủy sống, thực quản và các khu vực quan trọng khác trong cơ thể. Tổn thương thành của động mạch chủ lên có thể dẫn đến tình trạng đe dọa tính mạng được gọi là chứng phình động mạch chủ ngực.
administrator
HẠCH BẠCH HUYẾT Ở BẸN

HẠCH BẠCH HUYẾT Ở BẸN

Giống như tất cả các hạch bạch huyết, các hạch bạch huyết ở bẹn là một phần của hệ thống bạch huyết và hoạt động cùng với hệ thống miễn dịch của bạn để chống lại bệnh tật và nhiễm trùng. Các hạch bạch huyết ở bẹn bị sưng có nghĩa là cơ thể bạn đang làm việc để chống lại nhiễm trùng hoặc bệnh tật. Hiếm khi, các hạch bạch huyết ở bẹn sưng lên là dấu hiệu của ung thư.
administrator
XƯƠNG BÀN TAY

XƯƠNG BÀN TAY

Bàn tay là bộ phận thực hiện hầu hết các hoạt động thường ngày của chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về xương bàn tay - bộ phận đóng vai trò rất quan trọng trong cử động của bàn tay. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về xương bàn tay và các vấn đề thường gặp nhé.
administrator
MAO MẠCH CÓ LỖ THỦNG

MAO MẠCH CÓ LỖ THỦNG

Mao mạch có lỗ thủng là những mạch máu nhỏ. Chúng có những lỗ nhỏ hay còn gọi là “cửa sổ”. Những lỗ nhỏ này làm tăng dòng chảy của chất dinh dưỡng, chất thải và các chất khác. Mao mạch có lỗ thủng cho phép các chất này di chuyển từ mao mạch đến các cơ quan xung quanh. Cơ thể chúng ta có các mao mạch có lỗ trong thận, ruột non, tuyến tụy và các tuyến nội tiết.
administrator
BỘ RĂNG

BỘ RĂNG

Răng và bộ răng là một nhóm các bộ phận có vai trò quan trọng đối với cơ thể của chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về răng và bộ răng nhé.
administrator
CƠ TỨ ĐẦU

CƠ TỨ ĐẦU

Cơ tứ đầu của chúng ta nằm ở mặt trước của đùi. Chúng giúp bạn duỗi thẳng đầu gối để bạn có thể đá, chạy và nhảy. Nhưng những cơ này dễ gặp phải các tình trạng chấn thương chẳng hạn như căng cơ và co cứng.
administrator
TĨNH MẠCH

TĨNH MẠCH

Tĩnh mạch là những mạch máu mang máu có lượng oxy thấp đến tim. Các tĩnh mạch phổi là một ngoại lệ vì chúng mang máu có lượng oxy cao từ phổi đến tim. Các tĩnh mạch ở chân chống lại trọng lực để đẩy máu về tim. Các vấn đề thường gặp với tĩnh mạch bao gồm suy tĩnh mạch mãn tính, huyết khối tĩnh mạch sâu và giãn tĩnh mạch.
administrator
TÚI MẬT

TÚI MẬT

Túi mật là một cơ quan hình quả lê có chức năng lưu trữ và giải phóng mật, hỗ trợ quá trình phân hủy chất béo. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về túi mật và các bệnh thường gặp ở túi mật nhé.
administrator