XƯƠNG BÀN TAY

Bàn tay là bộ phận thực hiện hầu hết các hoạt động thường ngày của chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về xương bàn tay - bộ phận đóng vai trò rất quan trọng trong cử động của bàn tay. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về xương bàn tay và các vấn đề thường gặp nhé.

daydreaming distracted girl in class

XƯƠNG BÀN TAY

Vị trí của bàn tay

Chắc hẳn ai cũng biết vị trí bàn tay nằm ở cuối cùng của cánh tay, đi từ nếp gấp cổ tay đến đầu các ngón tay và được chia thành hai phần là gan tay và mu tay. Phía mặt trong của bàn tay được gọi là lòng bàn tay, phía mặt ngoài là mu bàn tay.

Chụp X-quang là phương pháp phổ biến hiện nay để phát hiện các tình trạng bệnh liên quan đến xương bàn tay

Cấu tạo của bàn tay

Ở người bình thường, một bàn tay có 5 ngón tay, khi ngửa lòng bàn tay, thứ tự từ ngoài vào ta được các ngón:

  • Ngón I (tên thông thường là ngón cái): là ngón ở nằm ngoài cùng và là ngón có đường kính lớn nhất.

  • Ngón II (tên thông thường là ngón trỏ): là ngón bên cạnh nhất của ngón cái.

  • Ngón III (tên thông thường là ngón giữa): là ngón bên cạnh ngón trỏ và nằm chính giữa 5 ngón tay.

  • Ngón IV (tên thông thường là ngón áp út): là ngón bên cạnh ngón giữa và bên cạnh ngón V (ngón út).

  • Ngón V (tên thông thường là ngón út): là ngón cuối cùng của bàn tay và là ngón nhỏ nhất trong 5 ngón tay.

Cả 5 ngón tay đều có thể cử động, cầm, nắm được các vật thể nhưng chỉ có ngón cái là ngón linh động nhất, đóng vai trò quan trọng trong các nhiệm vụ của bàn tay.

Cấu trúc xương bàn tay

Xương khớp của bàn tay là một hệ thống rất phức tạp. Mỗi bàn tay người có 27 cái xương, riêng năm ngón tay có tổng cộng 14 xương, khối xương cổ tay là 8 xương và xương bàn tay có 5 xương. Dưới đây là cấu trúc chi tiết của các xương:

  • Khối xương cổ tay: là khối xương nối liền xương cẳng tay và xương bàn tay, bao gồm 8 xương và được xếp thành hai hàng trên và dưới (mỗi hàng 4 xương). Hàng trên gồm 4 xương là xương thuyền, xương nguyệt, xương tháp, xương đậu. Hàng dưới gồm 4 xương là xương thang, xương thê, xương cả, xương móc. Những xương này được gắn chặt với nhau nhờ một ổ xương không sâu và các hệ thống dây chằng phức tạp. Cổ tay cử động rất linh hoạt và mềm mại vì các xương cổ tay nằm giữa hai xương cẳng tay và năm xương bàn tay. Các xương cổ tay thường ít gãy và khi gãy thường ở vùng eo xương thuyền hoặc trật xương nguyệt.

  • Xương bàn tay: là khối gồm có 5 xương dài và rất hay gãy. Xương đốt bàn tay I, II, III, IV, V lần lượt ở xương đốt bàn tay ngón cái, trỏ, giữa, áp út, út. Mỗi thân xương có 3 mặt: trong, ngoài, sau và 3 bờ tương ứng. Đầu xương ở trên gọi là nền, đầu dưới là chỏm.

  • Các xương ngón tay: có 3 đốt xương ở mỗi ngón là đốt gần, đốt giữa và đốt xa, riêng  ngón cái chỉ có hai đốt là đốt gần và đốt xa. Giống với xương bàn tay, mỗi đốt xương ngón tay cũng có 3 phần: nền, thân, chỏm và rất hay gãy. 

  • Xương vừng: là một loại xương nhỏ, có hình tròn hoặc bầu dục, thường nằm ở quanh khớp xương hay ở trong các gân. Xương vừng giúp làm tăng cường sự vững chắc của khớp và sức mạnh của gân. Xương vừng ở bàn tay chỉ có ở quanh khớp, thường ở khớp đốt bàn – ngón tay, ngón tay – ngón tay. Ngón tay cái bao giờ cũng có hai xương vừng ở hai cạnh khớp bàn ngón.

  • Các khớp ở bàn tay: bàn tay tuy nhỏ nhưng số lượng xương cấu thành rất lớn và được tiếp khớp với nhau một cách hoàn hảo tạo thành một bàn tay chuyển động mềm mại, tinh tế. Nhờ các khớp mà tay ta có thể nắm, thả, hoạt động,… một cách linh hoạt và dễ dàng. Các khớp ở vùng bàn tay bao gồm:

    • Các khớp gian đốt ngón tay (khớp gian ngón): là các khớp giữa các ngón với nhau. Mỗi ngón có hai khớp gian ngón khác nhau. Khớp gian ngón gần nối đốt gần và đốt xa và khớp gian ngón xa nối đốt xa và đốt giữa. Riêng ngón cái chỉ có 2 đốt ngón tay nên chỉ có 1 khớp. Đây là khớp bản lề, cho phép vận động tại 1 mặt phẳng và chủ yếu là các động tác gấp, duỗi. 

    • Khớp bàn tay – ngón tay: là khớp nối từ xương bàn tay tới các xương ở ngón tay. Khớp bàn tay ở ngón cái là khớp bản lề và khớp bàn tay ở 4 ngón còn lại là khớp cầu lồi.

    • Khớp gian xương cổ tay: là các khớp hiện diện giữa các xương cổ tay với nhau

    • Khớp cổ tay – bàn tay: là các khớp giữa các xương cổ tay và bàn tay.

    • Khớp quay cổ tay: là khớp nối giữa mặt dưới đầu dưới xương quay (xương quay là 1 trong 2 xương vùng cẳng tay) với các xương cổ tay. Động tác chủ yếu của khớp quay cổ tay là gấp, duỗi, khép và dạng. 

Các vấn đề thường gặp ở bàn tay

Rất nhiều hoạt động mỗi ngày ở bàn tay nên cần chú ý khi gặp các vấn đề về chúng. Một số chấn thương ở bàn tay có thể tự lành lại nhanh chóng nhưng ngược lại cũng có một số chấn thương cần được điều trị kịp thời.

Một số chấn thương thường gặp, bao gồm:

  • Hội chứng ống cổ tay – chèn ép dây thần kinh đi qua cổ tay, thường làm cho các ngón tay tê ngứa

  • Chấn thương dẫn đến trật khớp, bong gân, rạn nứt xương, đứt dây chằng và gãy xương

  • Viêm xương khớp

  • Viêm gân

  • Rối loạn và chấn thương ở các ngón tay (đặc biệt là ngón cái)

 

Có thể bạn quan tâm?
KHỚP MU

KHỚP MU

Khớp mu là một khớp nối giữa xương chậu trái và xương chậu phải của chúng ta. Nó giúp xương chậu của bạn hấp thụ một phần trọng lượng từ phần trên cơ thể trước khi nó truyền xuống phần dưới của chúng ta. Nó cũng giúp tách xương chậu của bạn để chuẩn bị cho quá trình sinh con qua đường âm đạo.
administrator
ESTRONE

ESTRONE

Estrone là một loại hormone sinh dục nữ. Loại estrogen có hoạt động yếu nhất, thường tăng cao nồng độ hơn sau khi mãn kinh. Giống như tất cả các loại estrogen, estrone hỗ trợ sự phát triển và chức năng tình dục của nữ giới. Estrone thấp hoặc cao có thể gây ra các triệu chứng như chảy máu bất thường, mệt mỏi hoặc thay đổi tâm trạng.
administrator
VÙNG THƯỢNG VỊ

VÙNG THƯỢNG VỊ

Vùng thượng vị là vùng bụng nằm trên rốn, dưới xương ức và có chứa nhiều cơ quan của ổ bụng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về các bệnh lý thường gặp ở vùng thượng vị nhé.
administrator
BẠCH CẦU

BẠCH CẦU

Bạch cầu (hay còn gọi là hạch bạch huyết, tế bào miễn dịch) là một trong những thành phần quan trọng nhất của máu. Bạch cầu có chức năng chống lại các tác nhân lạ khi chúng đi vào cơ thể. Một khi nhận ra các tác nhân lạ, virus, vi khuẩn… thì bạch cầu sẽ thực hiện các cơ chế khử độc, sản xuất các kháng thể đồng thời giải phóng các chất dẫn truyền hóa học để bảo vệ cơ thể.
administrator
TẾ BÀO T GÂY ĐỘC

TẾ BÀO T GÂY ĐỘC

Tế bào T gây độc là một trong những loại tế bào miễn dịch chính được tạo ra trong tuyến ức của bạn. Khi bạn bị nhiễm trùng, các tế bào T hỗ trợ của bạn sẽ kích hoạt các tế bào T gây độc. Các tế bào T gây độc có chức năng chống lại nhiễm trùng. Các tế bào T này là một phần quan trọng trong khả năng miễn dịch đáp ứng của cơ thể.
administrator
BỘ RĂNG

BỘ RĂNG

Răng và bộ răng là một nhóm các bộ phận có vai trò quan trọng đối với cơ thể của chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về răng và bộ răng nhé.
administrator
RUỘT THỪA

RUỘT THỪA

Ruột thừa là một đoạn ruột nhỏ, hẹp và dài vài centimet nằm ở phần bụng dưới bên phải, nơi nối tiếp giữa ruột non và ruột già. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về ruột thừa và các bệnh lý liên quan nhé.
administrator
VÀNH TAI

VÀNH TAI

Vành tai (loa tai) là một phần của tai ngoài, bao gồm lớp da bao bọc sụn, có thể nhìn thấy được ở 2 bên đầu người và thuộc hệ thống dẫn truyền âm thanh. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về các tình trạng có thể gặp phải ảnh hưởng đến vành tai nhé.
administrator